• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

WHO điểm mặt các bệnh khiến 16 triệu người chết yểu mỗi năm

(Chinhphu.vn) - Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 16 triệu người chết yểu vì những chứng bệnh không lây nhiễm, xấp xỉ 63% trong tổng số người tử vong trên toàn cầu.

20/01/2015 16:31
Báo cáo cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng chết yểu chủ yếu là do 4 loại bệnh tim - phổi, đột quỵ, ung thư và tiểu đường. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá, uống rượu, ăn uống không lành mạnh và thiếu các hoạt động thể chất cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới tình trạng này.

Bà Shanthi Mendis, điều phối viên của WHO, đồng thời là tác giả của báo cáo trên, cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng trẻ em béo phì - một trong những nguyên nhân dẫn tới cao huyết áp, tim mạch, thấp khớp, ung thư, từ đó làm gia tăng nguy cơ chết yểu. Trên thế giới hiện có tới 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng vượt quá mức bình thường và 5 triệu trẻ em béo phì.

Năm 2013, Hội nghị Y tế Thế giới đã thông qua “Kế hoạch hành động toàn cầu” 9 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 giảm 1/4 số trường hợp chết yểu vì những chứng bệnh không lây nhiễm.

Báo cáo của WHO đã nêu ra các biện pháp cụ thể được một số quốc gia áp dụng nhằm tiến tới đạt mục tiêu nói trên. Chẳng hạn, như việc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng kích thước những ký hiệu cảnh báo trên các sản phẩm thuốc lá và tăng thuế đã góp phần giảm 13% tỷ lệ người hút thuốc lá tại quốc gia này. Tuy nhiên, cũng trong báo cáo, WHO đã chỉ ra rằng hầu hết các quốc gia không đưa ra được những biện pháp phù hợp để đạt mục tiêu vào năm 2025.

WHO cho rằng nếu các quốc gia không chung tay hành động giảm thiểu tình trạng hiện nay, tổng thiệt hại về kinh tế trên toàn thế giới từ năm 2011 đến năm 2025 do những chứng bệnh không lây nhiễm gây ra ước tính sẽ lên tới 7 nghìn tỷ USD./.

Nguyễn Thơ