• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

WHO giải thích cơ chế tiến hóa của virus SARS-CoV-2

(Chinhphu.vn) - Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhận định virus corona vẫn đang tiến hóa và các nhà khoa học chưa có khả năng đưa ra dự đoán về với sự biến đổi của virus này như đã từng làm với các chủng cúm mùa.

17/01/2022 14:00
WHO giải thích cơ chế tiến hóa của virus SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, nhận định virus corona vẫn đang tiến hóa - Ảnh: Reuters

Trên tài khoản Twiiter cá nhân, bà Kerkhove cho hay để theo dõi virus corona, thế giới cần củng cố kho dữ liệu về loại virus này trên Hệ thống Giám sát và ứng phó với cúm toàn cầu (GISRS). Theo bà, khả năng dự đoán liên quan đến đặc tính theo mùa của bệnh cúm. Virus SARS-CoV-2 chưa có đặc tính này và nó tiến hóa theo cách khác. Do vậy, các nhà khoa học cần xây dựng hệ thống giám sát các biến thể của virus SARS-CoV-2 tích hợp trên hệ thống GISRS của WHO.

Theo TTXVN, nhận định của bà Van Kerkhove được đưa ra sau khi một số nhà khoa học cảnh báo rằng sự lây lan hiện nay của biến thể Omicron cho thấy biến thể này không phải là phiên bản cuối cùng của virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia hiện vẫn chưa rõ sự biến đổi của biến thể tiếp theo, song cảnh báo chưa có cơ sở để bảo đảm rằng các biến thể tiếp theo sẽ ít nguy cơ gây triệu chứng nặng hoặc các loại vaccine hiện tại vẫn hiệu quả cao chống lại các biến thể mới.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leonardo Martinez thuộc Đại học Boston cho rằng biến thể Omicron càng lây lan nhanh thì càng có nhiều nguy cơ đột biến, có khả năng dẫn đến nhiều biến thể hơn. Đồng tình với quan điểm này, ông Stuart Campbell Ray, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, nhận định sự lây lan của bệnh truyền nhiễm càng dai dẳng sẽ càng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các biến thể mới.

Chuyên gia Ray cảnh báo một biến thể có thể đạt được mục tiêu nhân bản của nó trong trường hợp những người bị nhiễm có các triệu chứng nhẹ ban đầu, truyền nhiễm bệnh qua tương tác với những người khác và sau đó bị bệnh nặng. Theo ông, không có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 sẽ trở nên nhẹ hơn và ít gây nguy hiểm đến tính mạng hơn theo thời gian.

Vào thời điểm dịch COVID-19 mới bùng phát, chưa có ai được tiêm vaccine. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine và lây nhiễm đã giúp một phần của thế giới được bảo vệ nhờ miễn dịch. Vì vậy, virus SARS-CoV-2 có xu hướng thích nghi với điều này. Các chuyên gia khuyến cáo đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trong bối cảnh các vaccine hiện nay vẫn có hiệu quả./.