• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xả rác - Thói quen xấu

Có lẽ không nơi nào có nhiều biển báo “cấm vứt rác” như ở Việt Nam, nhưng không hiểu vì sao biển cấm càng nhiều thì tình trạng xả rác càng nghiêm trọng. Rác tràn ngập từ đường phố, công viên, bến xe, nhà ga, trường học đến cả bệnh viện. Những biển báo “cấm đổ rác”, “cấm vứt rác”… xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi, thế nhưng chẳng mấy người quan tâm tới.

06/07/2011 15:59

Có lẽ không nơi nào có nhiều biển báo “cấm vứt rác” như ở Việt Nam , nhưng không hiểu vì sao biển cấm càng nhiều thì tình trạng xả rác càng nghiêm trọng. Rác tràn ngập từ đường phố, công viên, bến xe, nhà ga, trường học đến cả bệnh viện. Những biển báo “cấm đổ rác”, “cấm vứt rác”… xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi, thế nhưng chẳng mấy người quan tâm tới.

Dường như người ta không quan tâm đến việc ngồi ăn ngay trên bãi rác do chính mình tạo ra. Trong các tiệm ăn, nào là giấy lau, vỏ chanh, xương xẩu, cọng rau… tràn lan trên nền nhà, ruồi nhặng vo ve, nhếch nhác dưới chân. Người ta ăn uống ngay trạm xe bus trong lúc chờ đợi và khi xe đến thì quăng rác ngay xuống trạm rồi thản nhiên bước đi. Trong công viên, nhiều người ăn uống xong thì “gửi lại” một bãi chiến trường đầy rác và ung dung đi về. Nếu nơi nào tổ chức lễ hội thì ngay sau khi kết thúc nơi đó ngập tràn rác. Dù có nhiều thùng rác được bố trí khắp nơi nhưng mọi người vẫn thản nhiên bỏ rác bừa bãi.

Việc vứt rác mọi lúc, mọi nơi trở thành một thói quen xấu. Chính lối suy nghĩ: không phải nhà mình, ai cũng vứt rác bừa bãi, mình không vứt người khác cũng vứt… đã làm xấu đi môi trường sống xung quanh chúng ta.

Người ta vẫn thường nghĩ ô nhiễm môi trường là do người khác gây ra chứ không phải mình. Và việc xử lý ô nhiễm đó là ở các cơ quan chức năng. Nhưng làm sao xây dựng một thành phố xanh - sạch - đẹp nếu chỉ có một tổ chức nhỏ phục vụ cho hàng trăm ngàn người vô tư xả rác. Thiết nghĩ, điều đáng quan tâm nhất là “rác” trong ý thức của bản thân mỗi người. Bởi chỉ có tính chủ động của mỗi người luôn giữ cho môi trường trong sạch thì TP này, đất nước này mới sạch đẹp.

Dương Châu