• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xác định 3 khâu đột phá, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Công đoàn Viên chức Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI là sự kiện quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của Công đoàn Viên chức Việt Nam.

01/10/2023 16:20
Xác định 3 khâu đột phá, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Ảnh 1.

Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI sẽ quyết định những vấn đề quan trọng của hoạt động công đoàn và phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động 5 năm tới - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Ngày 1/10, phiên thứ 2 (phiên trọng thể) Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức diễn ra. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, dự Đại hội.

Phiên làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra chiều ngày 30/9 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tại phiên làm việc thứ nhất, Đại hội thực hiện các nội dung chính: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu; thông qua chương trình, quy chế làm việc; thông qua báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội, báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam khóa V; thông qua Đề án nhân sự Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028; thảo luận tại tổ.

Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI sẽ quyết định những vấn đề quan trọng của hoạt động công đoàn và phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động 5 năm tới. Đây là diễn đàn chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của cán bộ, đoàn viên và người lao động của Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Xác định 3 khâu đột phá, 12 chỉ tiêu phấn đấu

Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ qua, cùng với nguồn lực chuyên môn và xã hội hóa, các cấp công đoàn đã chăm lo, hỗ trợ 315 tỷ đồng cho hàng vạn lượt đối tượng được thụ hưởng; kịp thời động viên, thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền gần 50 tỷ đồng cho hơn 30.000 đoàn viên, người lao động.

5 năm qua, đã có 650 Nhà mái ấm công đoàn và Nhà tình nghĩa được xây dựng, bàn giao, mỗi căn nhà trị giá 50-70 triệu đồng, mang lại niềm vui cho hàng trăm gia đình...

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam nhận định, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI để quyết định những vấn đề quan trọng của hoạt động công đoàn và phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động 5 năm tới.

"Đây là diễn đàn chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của cán bộ, đoàn viên và người lao động Công đoàn Viên chức Việt Nam. Đại hội diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" - ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19, song, với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới và tổ chức thực hiện có hiệu quả, hoàn thành cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam đề ra.

Hoạt động của các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thể của tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Hướng tới Đại hội, từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp công đoàn đã tập trung tổ chức tốt đại hội ở cấp mình, động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội VI Công đoàn Viên chức Việt Nam, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Các cấp công đoàn đã phát huy trí tuệ, thảo luận sôi nổi và có nhiều ý kiến đóng góp cho các văn kiện trình Đại hội và gửi gắm nhiều kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Xác định 3 khâu đột phá, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao những kết quả Công đoàn Viên chức Việt Nam đạt được trong thời gian qua - Ảnh: VGP/ Thu Cúc

Trong nhiệm kỳ tới, Đại hội đã xác định 3 khâu đột phá. Đó là xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, tập trung là chủ tịch công đoàn cơ sở có bản lĩnh, kỹ năng, tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp cùng lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan, đơn vị, chú trọng chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.

Đại hội cũng đề ra 12 chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm và cả nhiệm kỳ gồm: Phấn đấu phát triển thêm được 1.000 đoàn viên mới; ít nhất 90% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ; ít nhất 70% đoàn viên và người lao động được tham gia học tập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp; 90% nữ cán bộ công chức, viên chức, lao động đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".

Bàn giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn Viên chức

Tại Đại hội, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm, đề ra các giải pháp thực hiện cho Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Khang nhận định, nhiệm kỳ 2018-2023, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đoàn kết, phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành và hoàn thành vượt tuyệt đại đa số chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam đề ra.

3 dấu ấn quan trọng có thể kể đến: Công đoàn Viên chức Việt Nam đã triển khai các phong trào như phong trào "Tham mưu giỏi - Phục vụ tốt", Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo" đi vào chiều sâu, thực sự trở thành động lực thôi thúc cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện và cống hiến cho cơ quan, đơn vị, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công đoàn Viên chức Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.

Công đoàn Viên chức đã có nhiều cố gắng, tìm tòi và triển khai các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động, mạnh dạn triển khai nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, phù hợp xu thế phát triển chung, phục vụ tốt nhất đoàn viên, người lao động.

Trong nhiệm kỳ qua, bên cạnh những kết quả đạt được khá toàn diện, ấn tượng, hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục đã được thẳng thắn nêu ra trong báo cáo chính trị trình tại Đại hội.

Ông Nguyễn Đình Khang đề nghị Đại hội tập trung phân tích, đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tiễn để khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam trong thời gian tới.

Là những cán bộ, đoàn viên công tác tại các cơ quan Trung ương có nhiệm vụ tham mưu chiến lược, phục vụ các hoạt động quan trọng của Đảng, Nhà nước, của ngành, đoàn viên các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam cần nhận thức rõ vinh dự, trách nhiệm của mình đối với tổ chức Công đoàn trong bối cảnh mới.

Xác định 3 khâu đột phá, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Ảnh 3.

Các đại biểu dự Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Về phía tổ chức Công đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gợi mở một số nội dung để Đại hội thảo luận, quyết định:

Thứ nhất, phải tiếp tục tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Thứ hai, phát huy vai trò của đội ngũ đoàn viên, người lao động Công đoàn Viên chức Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tổ chức Công đoàn trước hết là nhiệm vụ tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028, dự kiến có nhiều dự án luật liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động, đến hoạt động của tổ chức Công đoàn sẽ trình Quốc hội. Cùng với đó, nhiều chủ trương mới của Đảng về công nhân, công đoàn sẽ tiếp tục được triển khai, cụ thể hóa; các cấp công đoàn Viên chức Việt Nam cần có giải pháp động viên, thông tin đến đội ngũ cán bộ, đoàn viên để nghiên cứu, có đề xuất chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn. Công đoàn Viên chức Việt Nam có đội ngũ đoàn viên chất lượng cao, có nhiều đoàn viên đang công tác ở lĩnh vực tham mưu về đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.

Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đánh giá cao những kết quả Công đoàn Viên chức Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đồng thời khẳng định vai trò của lực lượng cán bộ công đoàn viên chức trong việc tham mưu chính sách cho các cơ quan Đảng, Nhà nước. 

Công đoàn Viên chức Việt Nam đã động viên cán bộ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phát huy tinh thần trách nhiệm sáng tạo trong công việc, phòng chống dịch COVID-19. Công đoàn Viên chức trong cả nước đã tham gia tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

"Trong thời gian tới, bên cạnh việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật, cán bộ công đoàn cần ‘hoá thân’ vào hoạt động của người lao động, chăm lo đời sống người lao động. Bên cạnh đó, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp hơn; đồng thời cũng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo công đoàn", ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị.

Với phương châm "Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo", Đại hội Công đoàn Viên chức lần thứ 6 đã bầu Ban chấp hành Công đoàn viên chức Việt Nam khóa 6 nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 35 người.

Cũng nhân dịp này, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã trao giải "Cống hiến" cho các cá nhân là cấp uỷ Đảng, cán bộ công đoàn đã có nhiều đóng góp cho hoạt động Công đoàn Viên chức Việt Nam trong nhiệm kỳ qua.

Công đoàn Viên chức Việt Nam đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động 61 công đoàn trực thuộc (trong đó có 25 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 36 công đoàn cơ sở) với 84.517 đoàn viên (nữ: 37.828, chiếm 44%, giảm 0,8% so với nhiệm kỳ trước) sinh hoạt tại Công đoàn Văn phòng và các ban đảng Trung ương.

Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và tư pháp Trung ương; cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, các tổ chức hội quần chúng; các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Trung ương; phối hợp với liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố chỉ đạo hoạt động 61 công đoàn viên chức tỉnh, thành phố với trên 240.000 đoàn viên tại hơn 3.000 công đoàn cơ sở.

Thu Cúc