• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo 6 phương pháp

(Website Chính phủ) - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế hoặc phục vụ mục đích thống kê. Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trị giá thống kê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định.

20/03/2007 05:54

Ảnh minh họa

Để tính toán chính xác trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu (HHNK), Nghị định nêu lên 6 phương pháp chính: xác định theo trị giá giao dịch của HHNK, xác định theo trị giá giao dịch của HHNK giống hệt, xác định theo trị giá giao dịch của HHNK tương tự, xác định theo trị giá khấu trừ, theo trị giá tính toán và phương pháp suy luận xác định tính thuế.

Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua HHNK như: giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, tiền trả trước, đặt cọc, vận chuyển... Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và bán được coi là không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch khi kết quả kiểm tra giao dịch mua bán HHNK cho thấy giao dịch này được tiến hành như với những người mua không có quan hệ đặc biệt hoặc trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá thuế.

Đối với phương pháp xác định trị giá thuế theo trị giá giao dịch của HHNK giống hệt (hoặc tương tự) thì lô hàng nhập khẩu giống hệt (hoặc tương tự) được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định tính giá trị thuế. Lô hàng nhập khẩu giống hệt (hoặc tương tự) phải có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách, phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

Nếu HHNK vào Việt Nam mà không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp trên thì trị giá tính thuế là trị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của HHNK, HHNK giống hệt, HHNK tương tự trên thị trường Việt Nam trừ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu. Nếu HHNK vào Việt Nam không thể tính theo trị giá khấu trừ thì được áp dụng phương pháp xác định trị giá thuế theo giá trị tính toán. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hóa.

Cũng theo Nghị định này, phương pháp suy luận được áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp khác và phải dựa vào tài liệu, số liệu và thông tin sẵn có tại thời điểm xác định trị giá thuế.

Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của HHNK, nếu cần thiết phải trì hoãn ban hành quyết định cuối cùng về trị giá hải quan, người nhập khẩu vẫn được phép lấy hàng ra khỏi phạm vi quản lý của cơ quan hải quan. Tùy theo yêu cầu mà người nhập khẩu nộp một khoản bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức thích hợp ở mức đủ để bảo đảm cho việc nộp toàn bộ số thuế của hàng hóa đó.

Mai Hương

(Nguồn: Nghị định số 40/2007/NĐ-CP)