• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng 2 trạm bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế

Ngày 11/02/2012, tại A Lưới, đồng chí Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện A Lưới, đại diện lãnh đạo Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), tổ chức WWF, đại diện Khu bảo tồn quốc gia Xê sáp của tỉnh Sê kông và Salavan (CHDCND Lào) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình trạm bảo vệ rừng Tây Sao La và trạm bảo vệ rừng A Tép tại xã Hương Nguyên, huyện A Lưới trong khuôn khổ dự án “Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng” do Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn của Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua tổ chức World Wife Fund WWF-Chương trình Việt Nam.

11/02/2012 15:55

Trạm bảo vệ rừng Tây Sao la và Trạm bảo vệ rừng A Tép được thiết kế theo kiến trúc nhà một tầng, có diện tích sàn 60 m2, gồm 1 phòng họp, phòng làm việc kết hợp phòng nghỉ của cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng và một số hạng mục phụ trợ khác, với tổng kinh phí hơn 700 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi lễ khởi công, đồng chí Lê Trường Lưu - PCT UBND tỉnh đánh giá cao việc xây dựng hai trạm bảo vệ rừng Tây Sao La và trạm bảo vệ rừng A Tép nhằm góp phần cải thiện công tác quản lý tại khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn Saola và Khu mở rộng Vườn Quốc gia Bạch Mã và giảm khai thác gỗ trái phép để bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực này và đề nghị BQL Dự án, các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ tỉnh và huyện A Lưới tiếp tục giúp đỡ người dân cải thiện sinh kế, tăng cường công tác truyền thông.

Dự án "Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng” tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn của Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua tổ chức World Wife Fund WWF-Chương trình Việt Nam có tổng kinh phí tài trợ không hoàn lại là 1,976,367 Euro thực hiện từ tháng 6/2011-12/2014 với các mục tiêu xây dựng và thực hiện quản lý bền v ững khoảng 120.000 héc ta rừng là nơi phong phú v ề loài v à giàu lượng các bon tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là cơ quan chủ quản dự án.

Đồng chí Lê Trường Lưu (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với chuyên gia WWF

Dự án trên nằm trong khuôn khổ Chương trình dự án "Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng tại vùng Trung Trường Sơn” thực hiện tại 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam (Việt Nam), Sêkông và Salavan (Lào) do Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn của Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ.