• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Chiến lược marketing du lịch ASEAN

(Chinhphu.vn) - Chiến lược marketing du lịch ASEAN giai đoạn 2021-2025 đã được xây dựng với ba trụ cột chiến lược chính.

03/02/2021 16:10

Đó là thông tin được đưa ra Hội nghị trực tuyến Cơ quan du lịch quốc gia ASEAN lần thứ 53 tổ chức ngày 2/2.

Cụ thể, xây dựng câu chuyện về thương hiệu du lịch Đông Nam Á hấp dẫn hơn: Xác định mục tiêu của thương hiệu, đồng bộ hóa thương hiệu trên các kênh quảng bá chung, xây dựng các video quảng bá… Tập trung vào một nhóm các thị trường và đối tượng phù hợp: Hướng đến các thị trường nói tiếng Anh gồm Mỹ, Ấn Độ, Anh, Australia. Đồng thời, thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động xúc tiến quảng bá: Xây dựng chiến lược đẩy mạnh quảng bá qua mạng xã hội, tập trung vào quảng bá trên Facebook, Instagram.

Chiến lược marketing giai đoạn mới được điều chỉnh dựa trên các xu hướng dự báo sau COVID-19 và căn cứ vào khả năng tài chính của ASEAN. Chiến lược đã được thảo luận qua các cấp Nhóm Công tác, Ủy ban Cạnh tranh du lịch và Cơ quan Du lịch Quốc gia.

Việt Nam là nước chủ trì soạn thảo Tuyên bố ASEAN về Du lịch số đã được các Nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 ngày 12/11/2020.

Việt Nam là quốc gia chủ trì dự án Phát triển sản phẩm du lịch lễ hội, đã thiết kế 14 tour tham quan chủ đề lễ hội kết nối điểm đến của các nước thành viên ASEAN. Dự kiến sau khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các nước, sản phẩm sách mỏng giới thiệu về tour tham quan lễ hội ASEAN sẽ được hoàn thiện và công bố rộng rãi trên trang web chính thức của ASEAN.

Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong ASEAN. Chiến lược phát triển du lịch ASEAN 2016-2025 xác định tầm nhìn “đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao, đem lại cho du khách những trải nghiệm đa dạng và độc đáo; phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm, toàn diện, cân bằng; đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của người dân trong toàn khu vực”. Để hiện thực hóa tầm nhìn, Chiến lược đã đề ra 2 định hướng lớn, bao gồm: Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch ASEAN với tư cách là điểm đến chung và đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện, cùng định hướng thúc đẩy phát triển lao động nghề du lịch.

Theo Ban Thư ký ASEAN, năm 2019 khách du lịch quốc tế đến khu vực ASEAN đạt khoảng 143,5 triệu lượt, chiếm 9,6% tổng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới; tốc độ tăng trưởng đạt 6,1%, cao hơn mức tăng trưởng chung của thế giới (4%). Tổng thu từ du lịch quốc tế đạt 170,9 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2017. Thị trường nguồn của khu vực ASEAN chủ yếu là khách du lịch nội khối và Đông Bắc Á.

             NT