• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đảo Phú Quốc phát triển nhanh

(Chinhphu.vn) - Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững là việc lớn. Do đó cần nghiên cứu, tính toán kỹ và tuân thủ theo các quy định hiện hành.

13/12/2012 16:36

Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc - Ảnh minh họa

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về Đề án nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc tại Thông báo 400/TB-VPCP.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nội dung của Đề án cần đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của đảo Phú Quốc; các cơ chế, chính sách hiện đang áp dụng trên địa bàn đảo Phú Quốc và những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện.

Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề xuất mô hình quản lý, phát triển đảo Phú Quốc; công tác quy hoạch cũng như các cơ chế, chính sách về quản lý hành chính, tổ chức bộ máy; về huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; về chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực là mũi nhọn của đảo Phú Quốc; chính sách thu hút đầu tư.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, việc xây dựng Đề án cần phải tuân thủ theo đúng quy trình, trình tự thủ tục theo quy định; lấy ý kiến tham gia, đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương liên quan và các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm chủ lực Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Cũng tại văn bản 400/TB-VPCP, chỉ đạo về Đề án Liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện Đề án Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề nông dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực của Vùng trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cơ chế liên kết mang tính chất Vùng, trong đó chú trọng việc phân chia lợi ích, quy hoạch các vùng sản phẩm.

Phương Hiển