• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng đề án cử người đi học nước ngoài đến năm 2020

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị xây dựng đề án đào tạo nhân lực tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trước 15/2/2012.

09/12/2011 13:31

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Đề án 322 đã góp phần bổ sung rất quan trọng vào nguồn giảng viên chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của đất nước. - Ảnh: Chinhphu.vn

Sáng 9/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2010. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới dự và phát biểu tại Hội nghị.

Ngày 19/4/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 322/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nói trên. Ngày 28/4/2005, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 356/QĐ-TTg nhằm kéo dài và điều chỉnh Đề án với nội dung cụ thể hơn.

Các Quyết định này đã mở ra hướng đào tạo bằng ngân sách Nhà nước dành cho các đối tượng là cán bộ khoa học, kỹ thuật, các nhà giáo, cán bộ quản lý đang công tác tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm công nghệ cao, học sinh, sinh viên giỏi.

Tất cả các học viên đều được nhà nước tài trợ đào tạo tập trung toàn khóa tại nước ngoài hoặc một phần thời gian học tiếng trong nước. Những hạt nhân ưu tú này đã góp phần mở rộng các quan hệ và liên kết đào tạo quốc tế cho đất nước trong 10 năm qua.

Theo Quyết định 322, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là 400 người, trong đó 200 chỉ tiêu dành cho tiến sĩ, 100 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, 40 chỉ tiêu cho thực tập khoa học, 60 chỉ tiêu cho trình độ đại học. Từ năm 2008 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo theo hướng ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ. Trên 4 ngàn người đã được đào tạo bằng ngân sách nhà nước theo 4 cấp trình độ như trên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên gửi đào tạo tại 11 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Nga, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; du học sinh đi theo Đề án 322 đã góp mặt tại những cơ sở đào tạo danh tiếng của thế giới như Cambridge, Masasachusetts, Oxford, Imperial London…

Hầu hết lưu học sinh Đề án 322 chăm chỉ học tập, đạt kết quả cao, được các cơ sở đào tạo đánh giá cao. Đội ngũ này đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy, là những “cỗ máy cái” khi về công tác tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan hành chính sự nghiệp và góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng nền giáo dục Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện đề án, đã xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc trong đó có lý do liên quan đến công tác tài chính như thanh toán các khoản phí, sinh hoạt phí của học viên. Lý do chủ yếu là yêu cầu khắt khe trong nguyên tắc thanh, quyết toán tài chính nên việc chuyển sinh hoạt phí, học phí, bảo hiểm phí đã có thời điểm khó khăn. Cục Đào tạo với nước ngoài cho rằng những thủ tục này đã gây những lãng phí về thời gian cho người đi học.

Nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước trong thời gian tới, nếu kéo dài chủ trương đào tạo cán bộ bằng ngân sách nhà nước ở nước ngoài sẽ không cấp học bổng trực tiếp cho người học mà chuyển sang hướng cho vay ưu đãi thông qua sự bảo lãnh của ngân hàng. Theo đó, người học chỉ được xóa nợ, hoặc xóa từng phần nợ khi trở về nước làm việc tối thiểu thời gian từ 2 đến 3 lần thời gian học tại nước ngoài. Việc làm này nhằm hạn chế tối đa những thất thoát tài chính và con người khi việc người học không trở về nước, hoặc trở về nhưng không phục vụ trong các cơ quan mà mình được cử đi học, dù đây chỉ là những trường hợp thiểu số.

Các vị đại biểu đều khẳng định Đề án 322 đã tạo ra nguồn nhân lực quan trọng, phục vụ sự phát triển của đất nước trong 10 năm qua. - Ảnh: Chinhphu.vn

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng khẳng định Đề án 322 đã góp phần bổ sung rất quan trọng vào nguồn giảng viên chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của đất nước. Đây không chỉ là những cá nhân xuất sắc mang tri thức về đóng góp vào xây dựng đất nước mà còn là những sứ giả, là cầu nối đặc biệt kết nối quan hệ nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo Việt Nam với thế giới.

Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác quản lý lưu học sinh rất hiệu quả của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi có 95% lưu học sinh trở về nước và phát huy năng lực để phục vụ Tổ quốc. Đây chính con số thể hiện lòng yêu nước của những người được Nhà nước tin tưởng cử đi học nước ngoài trong 10 năm qua.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị xây dựng đề án đào tạo nhân lực tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trước 15/2/2012. Nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo các chuyên gia về khoa học và công nghệ, bồi dưỡng tài năng về nghệ thuật, thể thao.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp có nhu cầu cử người đi học tập tại nước ngoài, người dân đưa con em đi học theo diện tự túc cần tổ chức đưa người đi học thông qua Cục Đào tạo với nước ngoài để đảm bảo những quyền lợi cho người học. Điều này sẽ giúp tránh những tranh chấp và thiệt hại không đáng có trong quá trình du học thông qua các trung tâm du học tư nhân, hoặc tự kết nối không có cơ quan nhà nước bảo đảm.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nhận thấy phải tiếp tục nâng cao chất lượng khoa học công nghệ của đất nước, tập trung vào các trường đại học, các viện nghiên cứu, trong đó đội ngũ giáo viên là nòng cốt. Chính vì vậy, ngày 17/6/2010, Thủ tướng đã ký ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”, xác định trong vòng 11 năm sẽ đào tạo 1 vạn tiến sĩ ở nước ngoài, 1 vạn tiến sĩ ở trong nước cho các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu, làm nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong 10 năm qua, chương trình đào tạo nước ngoài đã đào tạo cho 150 trường đại học, cao đẳng. Trong đó, 10 đại học đã gửi trên 100 cán bộ đi học, nhiều nhất là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa  Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Thái Nguyên.

Có 95% số  lưu học sinh về nước đúng thời gian quy định, trở về cơ quan cũ làm việc và đa số đều hoàn thành kế hoạch hoặc sớm hơn kế hoạch học tập đề ra.

Chỉ có 33 lưu học sinh (chiếm 1,06%) không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc đã tốt nghiệp những không trở về nước phục vụ đất nước vì nhiều lý do khác nhau, nhiều nhất là ở Úc (7 người), Hoa Kỳ (5 người) và Pháp (4 người).

Từ Lương

Bài liên quan:

>> Đề án 322 góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao