• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội phát triển bền vững

(Chinhphu.vn) - Theo quan điểm phát triển bền vững, Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội chỉ thật sự có tác dụng nếu mang lại công ăn việc làm và bảo vệ môi trường sống tốt đẹp cho người dân.

13/09/2010 16:14

Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) nằm trong chuỗi các KCN và khu đô thị gần các hành lang kinh tế - Ảnh: Báo Công Thương

Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm về "Xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội và Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore" nhằm đẩy mạnh hợp tác giao lưu giữa các quốc gia trên hai hành lang kinh tế này.

Các đại biểu cho rằng, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội là một phần quan trọng của Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự hợp tác xây dựng "Hai hành lang - một vành đai kinh tế" Việt - Trung.

Ông Mã Tiêu, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây đánh giá, Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore có thể được coi là một trong những dự án quan trọng nhất trong hợp tác kinh tế khu vực Trung Quốc – ASEAN. Khi hành lang này được xây dựng, sẽ tạo điều kiện cho giao thông vận tải trong khu vực thông suốt, kích thích và tận dụng lợi thế về địa lý, tài nguyên, kinh tế, công nghệ và thị trường của các nước trong khu vực, tối ưu hoá sự phân phối các nguồn lực và tài nguyên trong khu vực, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giao lưu kinh tế kỹ thuật của các quốc gia và khu vực xung quanh hành lang kinh tế này.

Ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng, việc hợp tác trong lĩnh vực giao thông đóng vai trò quan trọng. Nhiều dự án hạ tầng giao thông về đường sắt, đường bộ đang được Việt Nam tích cực triển khai.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Bùi Tất Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó giao thông vận tải có ý nghĩa quyết định. Theo ông Bùi Tất Thắng, việc triển khai Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội có nhiều thuận lợi vì hiện tại, gần các hành lang này, Việt Nam đã xây dựng được chuỗi các KCN và khu đô thị (như ở Bắc Giang, Bắc Ninh…).

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là mức sống của người dân nói chung chưa cao, do đó mức cầu cũng như khả năng thanh toán chưa cao. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa quá nhanh và việc "lạm dụng" tài nguyên môi trường có thể gây ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, để phát triển bền vững, hành làng kinh tế Nam Ninh-Hà Nội chỉ thật sự có tác dụng nếu như mang lại công ăn việc làm, bảo vệ môi trường cuộc sống tốt đẹp cho người dân.

Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển mạnh mẽ, kim ngạch lên tới trên 20 tỷ USD  và hướng tới mốc tới 25 tỷ USD trong năm 2010. Do đó, việc xây dựng hành lang kinh tế này sẽ hướng tới hợp tác hai bên cùng có lợi. Việc thu hút đầu tư cần chú trọng đến công nghệ hiện đại và sạch, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Huy Thắng