• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, bền vững

(Chinhphu.vn) - Hôm nay (8/12), Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế ISG 2022 nhằm tham vấn các đối tác quốc tế và các bên liên quan về dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia "Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam".

08/12/2022 14:31
Xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, bền vững - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Chương trình hỗ trợ quốc tế ISG 2022 là diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao được tổ chức hằng năm giữa Bộ NN&PTNT với các đối tác quốc tế và các bên có liên quan nhằm chia sẻ các chủ trương chính sách và thảo luận về các vấn đề mà các bên cùng quan tâm để thúc đẩy hỗ trợ, hợp tác trong thực hiện các cam kết quốc tế, các mục tiêu phát triển của Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong gần 1 năm qua, Bộ NN&PTNT phối hợp với các chuyên gia, tư vấn trong nước và quốc tế xây dựng dự thảo "Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030" và "Đề án thành lập Trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm Việt Nam" để liên kết các mạng lưới đổi mới trong nước và quốc tế, nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số để phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên quan điểm sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với bảo tồn tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

"Đảm bảo tiếp cận được lương thực thực phẩm an toàn và dinh dưỡng rất quan trọng trong phát triển bền vững, đặc biệt là đối với người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương, những người đang gặp khó khăn nhất do tình hình dịch bệnh, thiên tai và suy thoái kinh tế. Với tư duy đổi mới và cùng hành động, Bộ NN&PTNT cùng với các Bộ: Y tế, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, các đối tác quốc tế triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia "Chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam" góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tham gia tích cực vào đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, bền vững - Ảnh 2.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đánh giá cao những thành tựu của ngành nông nghiệp Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID 19 và nỗ lực đóng góp đảm bảo an ninh lương thực của toàn cầu. Ông Rémi Nono Womdim cho rằng, nông nghiệp toàn cầu thời gian tới sẽ phải đối mặt với những thách thức về gia tăng dân số toàn cầu; nguồn lực về đất đai, tài nguyên nước và năng lượng bị hạn chế; tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng như xung đột chính trị ở một số quốc gia, ảnh hưởng đại dịch COVID -19 đòi hỏi nông nghiệp phải chuyển đổi mô hình sản xuất lương thực và thực phẩm cũng như mục tiêu tăng trưởng.

Theo đó cần tranh thủ các kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ quá trình triển khai các chương trình, dự án qua đó xây dựng một tầm nhìn chung giữa các quốc gia và phương pháp tiếp cận mang tính tổng thể cho việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp, đảm bảo hệ thống lương thực đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay cũng như các thế hệ tương lai.

Ông Rémi Nono Womdim nêu quan điểm tại hội nghị: "Tình huống bây giờ vượt xa những gì chúng ta dự báo, không còn sự đảm bảo về an ninh lương thực nếu vẫn theo cách làm cũ. Dự báo tăng trưởng về sản lượng cũng như là năng suất của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay cho thấy không còn bền vững. Cần đưa ra tầm nhìn chung về phát triển hệ thống lương thực bền vững để đảm bảo có tiếp cận an toàn đối với lương thực cũng như dinh dưỡng cho tất cả mọi người".

Đỗ Hương