• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng

(Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án "Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" nhằm xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng, giá trị gia tăng cao.

24/08/2016 09:36
 Ảnh minh họa

Mục tiêu đến năm 2020, định vị rõ nét các dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch, trong đó, cùng với du lịch biển đảo, dòng sản phẩm du lịch văn hóa sẽ là những sản phẩm thương hiệu, thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và nội địa. Đến 2025, 2/3 các khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia hoàn thành lập quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển.

Đến năm 2030, phát triển đồng bộ 4 dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch; hoàn thành xây dựng quy hoạch và đầu tư cho các khu vực tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia; sản phẩm du lịch Việt Nam được ghi nhận trên thị trường khu vực và quốc tế.

Định hướng phát triển chủ yếu hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; tập trung ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch (du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch đô thị).

Đồng thời, từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch các vùng, địa phương và các đô thị du lịch; phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đã đưa ra các nhóm giải pháp như: đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; cơ chế, chính sách; đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.

Lưu Thủy