• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng hoàn thiện mô hình xã hội học tập xã, phường, thị trấn ở Đồng Nai

Nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh theo định hướng xã hội học tập, tào điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời, đồng thời huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng giáo dục, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình xã hội học tập xã, phường, thị trấn ở Đồng Nai”. Sau 3 năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành và được ứng dụng bước đầu đạt kết quả.

19/09/2011 16:48
Xây dựng những trườn đạt chuẩn Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực trạng tình hình phát triển giáo dục theo định hướng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh, thầy Vũ Đình Sùng, đại diện nhóm nghiên cứu cho hay: sự ngiệp giáo dục trên địa bàn xã, phường, thị trấn ở tỉnh Đồng Nai đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ theo yêu cầu của một xã hội học tập; hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên phát triển khá cân đối, hài hòa; trường học và các cơ sở học tập ngoài nhà trường mở ra rộng khắp, đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của nhân dân; nhiều mô hình học tập và hỗ trợ học tập mới được hình thành; nguồn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách tỉnh, huyện, xã đều tăng hàng năm; huy động được sự đóng góp của cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ thiện đầu tư cho giáo dục… Tuy nhiên, thực trạng cho thấy việc phân bổ mạng lưới trường, lớp chưa thuận lợi, tạo điều kiện cho trẻ đến trường nhất là ở vùng sâu, vùng xa; các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường mới hình thành chưa phát triển; việc đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm, có những xã còn chưa có trường chuẩn nào; việc phát triển và quản lý các cơ sở ngoài nhà trường chưa thực sự được quan tâm… Thầy Huỳnh Văn Bình, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, chủ nhiệm đề tài cho biết, xuất phát từ hiện trạng trên, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình xã hội học tập xã, phường, thị trấn tại 4 đơn vị chọn điểm trên cơ sở đại diện đặc trưng cho đặc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn gồm: đại diện cho xã nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, kinh tế, xã hội chậm phát triển; điểm đại diện cho những xã nông thôn có điều kiện phát triển thuận lợi gắn với cùng kinh tế trọng điểm cao su; điểm đại diện cho các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và điểm đại diện cho các địa phương đô thị phát triển, từ đó, xây dựng mô hình tổng quát xã hội học tập xã, phường, thị trấn ở Đồng Nai đến năm 2015. Các điểm thông tin khoa học công nghệ là cơ sở học tập ngoài nhà trường Theo đó, mô hình gồm hệ thống trường học gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo độc lập, trường tiểu học, trường THCS, THPT và các cơ sở học tập ngoài nhà trường gồm trung tâm Văn hóa Thể thao, Trung tâm học tập cộng đồng, các nhóm, lớp mầm non tư nhân. Quản lý xã hội học tập xã, phường, thị trấn là Đảng ủy, UBND xã và các nguồn lực dành cho học tập gồm các nguồn do ngân sách nhà nước tỉnh, huyện, xã đầu tư và nguồn xã hội hóa do nhân dân đóng góp, tổ chức cá nhân đầu tư, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội tài trợ. Để hoàn thiện mô hình này đến năm 2015, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 biện pháp, chính sách cụ thể, trong đó tập trung củng cố và phát triển mạnh mẽ, đa dạng hệ thống giáo dục mầm non bao gồm trường lớp chính quy và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo gia đình để thu hút hết trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi ra lớp, thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; củng cố trung tâm học tập cộng đồng theo hướng sát nhập với Trung tâm Văn hóa thể thao cơ sở đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, cán bộ chuyên trách và chế độ chính sách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động; đầu tư cơ sở vật chất, điều chỉnh và phát triển thêm trường, lớp ở những địa bàn xa xôi, khó khăn, phấn đấu có thêm nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia; chăm lo xây dựng hội Khuyễn học vững mạnh làm nòng cốt liên kết, phối hợp với các lực lượng xã hội hỗ trợ cho các trường học và phát động mạnh mẽ phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự nghiệp xây dựng xã hội học tập ở địa phương… Huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục Thầy Huỳnh Văn Bình cho biết thêm, “khi xây dựng mô hình, để kiểm chứng kết quả, chúng tôi đã xin gia hạn nghiên cứu đề tài để có thời gian ứng dụng mô hình này tại 4 đơn vị đã chọn điểm để nghiên cứu. Thật phấn khởi, bởi bước đầu ứng dụng mô hình đã cho những kết quả đáng mừng. Đó là nhóm lớp mầm non phát triển mạnh và được kiểm tra, cấp phép, số trẻ mầm non tăng; trung tâm học tập cộng đồng được củng cố; hệ thống trường học có 2 trường được điều chỉnh vị trí phù hợp, 2 trường được nâng cấp thành trường chuẩn Quốc gia, 2 trường được xây dựng mới; Quỹ khuyến học, quỹ gia đình hiếu học tăng lên khá nhiều; nhận thức của các cấp chính quyền, địa phương được nâng lên khá tốt”. Về kết quả của đề tài, Tiến sĩ Phạm Văn Thanh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Đồng Nai nhận xét, đề tài có tính cấp thiết và có tính thực tiễn cao. Kết quả ứng dụng bước đầu của đề tài cho thấy sẽ dễ dàng ứng dụng rộng rãi trên địa bàn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Với những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn ấy, đề tài đã được hội đồng khoa học công nghệ của tỉnh đánh giá xuất sắc và yêu cầu có hình thức phổ biến rộng rãi. T.Liên