• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng lòng tin chiến lược giữa hai Đảng – nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt-Trung

(Chinhphu.vn) - Đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc sắp có chuyến thăm chính thức Việt Nam để tiếp tục củng cố lòng tin chiến lược giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Chúng ta kỳ vọng chuyến thăm sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra những cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa hai nước, đưa quan hệ lên tầm cao mới.

10/12/2023 08:04
photo-1702110656252

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 11/2022

Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Nguyễn Vinh Quang, Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt -Trung; nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương chia sẻ những đánh giá của ông về lòng tin chiến lược giữa hai Đảng, hai nước và những kỳ vọng về chuyến thăm

Điểm nhấn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung

Nhìn lại lịch sử quan hệ song phương, ông Nguyễn Vinh Quang đánh giá, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc bắt đầu có những bước phát triển đi lên, nhưng chưa ổn định.

Đến năm 1999, Việt Nam đề ra chủ trương phát triển ổn định quan hệ hai nước, từ đó hai bên đưa ra phương châm chỉ đạo “16 chữ”. Hai bên cũng nhận thấy cần nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao hơn, vì thế đến năm 2008, hai nước chính thức thiết lập khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

Việc duy trì tiếp xúc cấp cao là điểm nhấn của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong suốt 15 năm qua. Tầm vóc chiến lược của quan hệ Việt-Trung được thể hiện qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó đáng chú ý là hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa hai Đảng qua nhiều kênh, diễn đàn, hội thảo lý luận được tổ chức hằng năm…

Việt Nam và Trung Quốc đều là nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng trải qua thời kỳ chuyển đổi, trong đó ở Việt Nam là thời kỳ đổi mới, còn với Trung Quốc là cải cách mở cửa, nên việc trao đổi lẫn nhau giữa hai bên là rất cần thiết cho quá trình này. Hai bên thường xuyên có sự giao lưu về mặt lý luận và học hỏi kinh nghiệm phát triển.

Về chiến lược, hai bên đều kiên trì con đường đi lên CNXH. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, vừa là ý chí của hai Đảng cũng là nguyện vọng của nhân dân hai nước. Đồng chí Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhiều lần khẳng định phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là sự lựa chọn ưu tiên của Trung Quốc.

Lòng tin chiến lược Việt Nam-Trung Quốc ngày càng sâu sắc

Lòng tin chiến lược giữa hai nước được thể hiện qua sự lựa chọn đường lối chính sách của hai Đảng, hai nước. Đồng chí Tập Cận Bình rất coi trọng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.

Phía Trung Quốc đánh giá cao uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện thành công đường lối đổi mới. Có thể thấy nhiều điểm tương đồng trong công tác xây dựng Đảng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó điển hình là công tác phòng chống tham nhũng, làm trong sạch Đảng của Trung Quốc được thực hiện rất hiệu quả và Việt Nam cũng thực hiện rất tốt công tác này những năm gần đây.

photo-1702110658052

Ông Nguyễn Vinh Quang: Lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam được Trung Quốc rất quan tâm, rất hấp dẫn những người cộng sản Trung Quốc, trong đó có đồng chí Tập Cận Bình

Đặc biệt, lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam được Trung Quốc rất quan tâm, rất hấp dẫn những người cộng sản Trung Quốc trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Có thể khẳng định lòng tin chiến lược giữa hai nước chính là lòng tin giữa hai Đảng. Đó cũng là lý do đồng chí Tổng Bí thư Tập Cận Bình quyết tâm sang thăm Việt Nam vào những ngày cuối năm, một chuyến thăm rất nhiều kỳ vọng.

Việt Nam coi trọng Trung Quốc là một nước lớn do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có tốc độ phát triển nhanh. Trung Quốc cũng nhìn nhận Việt Nam là nước có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu và có sự ổn định về chính trị, xã hội nhất trong khu vực. Hai bên đều rất coi trọng nhau, đều mong muốn nâng tầm quan hệ lên một mức cao hơn.

Trong tổng thể 3 kênh ngoại giao Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân, trên thế giới không có nước nào có quan hệ ngoại giao kênh Đảng và giao lưu nhân dân có từ lâu đời và sâu đậm như hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Trong đó, quan hệ giữa hai Đảng trên thực tế đã có lịch sử 100 năm, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mối quan hệ với những người cộng sản Trung Quốc. Hợp tác giữa hai Đảng định hướng cho quan hệ giữa hai nước.

Ngoại giao nhân dân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là nền tảng để xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hoạt động giao lưu nhân dân được diễn ra với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo.

Thúc đẩy và củng cố quan hệ hợp tác Việt-Trung lên tầm cao mới

Theo ông Nguyễn Vinh Quang, hiện tại là thời điểm rất thuận lợi cho việc thúc đẩy và củng cố quan hệ Việt-Trung. Chuyến thăm Trung Quốc cuối năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp nối bằng một loạt các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm Trung Quốc của Ủy viên Bộ Chính trị, Trường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn Vành đai và Con đường và nhiều lãnh đạo các bộ ngành Trung ương thăm Trung Quốc.

Phía lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cũng có các chuyến thăm Việt Nam, gần đây nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến Việt Nam tổ chức Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Qua những chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao có thể thấy quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao đang phát triển tốt đẹp. Cùng với đó, hợp tác về kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch cũng rất sôi động, đặc biệt từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch.

Hai bên trở thành thị trường quan trọng của nhau, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN. Điều rất đáng mừng là chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc đang dần được thu hẹp.

Có thể nói chuyến thăm Việt Nam sắp tới của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp.

Đây là lần thứ 3 đồng chí Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, số lượng chuyến thăm nhiều nhất của một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, cho thấy phía Trung Quốc và cá nhân đồng chí Tập Cận Bình rất coi trọng quan hệ với Việt Nam.

Việt Nam rất coi trọng chuyến thăm lần này của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, kỳ vọng chuyến thăm sẽ thúc đẩy quan hệ Việt-Trung lên tầm cao mới.

Ông Nguyễn Vinh Quang bày tỏ hy vọng hai bên sẽ bàn thảo những vấn đề quan trọng như kết nối chiến lược phát triển giữa Việt Nam-Trung Quốc, vốn đang là xu hướng mới trên thế giới cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việc kết nối chiến lược phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước láng giềng, với nhiều điểm tương đồng, thảo luận cụ thể hơn qua chuyến thăm lần này, ông Quang chia sẻ.

Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc vào các dự án lớn và chất lượng cao của Việt Nam cũng đang rất có tiềm năng. Hai bên có thể thúc đẩy hợp tác đầu tư cùng có lợi vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Trung Quốc có thế mạnh như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển xanh... để nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Hồng Nguyên-Tuấn Dũng