• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng mô hình phối hợp ''3 bên'' trong giáo dục đạo đức

(Chinhphu.vn) - Ngày 13/9, tại TP. Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Xây dựng mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội và mô hình câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức học sinh sinh viên”.

13/09/2019 14:28
Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như: Thực trạng của công tác phối hợp hiện nay và đề xuất hoàn thiện mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống học sinh sinh viên trong thời gian tới; cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội và mô hình câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên; các giải pháp để nhân rộng các mô hình điển hình.

Hội thảo là dịp để các nhà quản lý giáo dục tiếp cận với các mô hình điển hình, nổi bật của các địa phương; kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đối với việc xây dựng mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội và mô hình rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên.

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã được tăng cường và đạt những kết quả tích cực.

Phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyên tu dưỡng, ý thức chấp hành pháp luật tốt; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thực học tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, thường xuyên. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống đổi mới nhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của xã hội, các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng chưa được coi trọng.

“Các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh sinh viên. Đây là một trong những yêu cầu bức thiết trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam, vừa là mục tiêu phấn đấu, động lực để phát triển, đổi mới thành công giáo dục, đào tạo và phát triển bền vững đất nước. Trong đó, các cơ sở giáo dục cần đề cao vai trò, xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên thông qua đổi mới các hoạt động giáo dục, đào tạo, nhất là các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm, rèn luyện kỹ năng”, ông Bùi Văn Linh nhấn mạnh.

Lưu Hương