• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Nghị định phát triển công tác bảo tồn thiên nhiên

(Chinhphu.vn) - Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES) được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong công tác bảo tồn thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam.

09/05/2025 18:38
Xây dựng Nghị định phát triển công tác bảo tồn thiên nhiên- Ảnh 1.

Nhiều loài thú quý hiếm được bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Hôm nay (9/5), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES).

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh rằng Nghị định mới sẽ tích hợp các quy định trước đây vốn phân tán giữa hai nhóm: "loài nguy cấp, quý, hiếm" và "loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ". Việc tích hợp này giải quyết tình trạng chồng chéo, thiếu nhất quán trong quản lý, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch. Nghị định cũng đảm bảo đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, thanh tra và kiểm tra của cơ quan nhà nước.

Để tránh xung đột pháp lý với các luật chuyên ngành như Luật Thủy sản, Luật Trồng trọt, hay Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Bộ trưởng yêu cầu xác định rõ phạm vi điều chỉnh và bổ sung điều khoản loại trừ đối với các loài đã được quản lý bởi các luật khác. Điều này không chỉ tăng tính minh bạch mà còn đảm bảo tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất một cách tiếp cận cân bằng giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. Ông cho rằng, với những loài nguy cấp, quý, hiếm đã được nhân giống thành công và đạt số lượng ổn định, có thể khai thác thương mại hợp lý mà không ảnh hưởng đến bảo tồn. Ví dụ, nếu một loài trước đây chỉ có 200 cá thể nhưng nay đã tăng lên 500 cá thể nhờ nhân giống, việc cho phép khai thác một phần sẽ vừa nâng cao giá trị kinh tế, vừa tạo động lực bảo vệ lâu dài. Cách tiếp cận này không chỉ bảo vệ đa dạng sinh học mà còn mở ra không gian cho kinh tế sinh học và kinh tế tuần hoàn – những trụ cột quan trọng của phát triển bền vững.

Nghị định đặt mục tiêu cải cách mạnh mẽ, bám sát tinh thần Nghị quyết 66, với các chỉ tiêu cụ thể: giảm 30% thủ tục hành chính, 30% thời gian thực hiện, và 30% chi phí tuân thủ. Bộ trưởng yêu cầu minh bạch hóa quy trình, so sánh rõ ràng giữa quy trình cũ và mới, từ thời gian xử lý đến chi phí thực hiện. Ví dụ, nếu trước đây một thủ tục do Bộ xử lý trong 30 ngày, nay giao về địa phương chỉ còn 20 ngày, đảm bảo tính đo lường và hiệu quả thực chất.

Nguyên tắc quản lý cũng được thống nhất: đối với cùng một nhóm loài, chỉ áp dụng một quy trình duy nhất, với một bộ hồ sơ và một cơ quan thẩm quyền cấp phép. Điều này giúp giảm thiểu sự phức tạp, tránh chồng chéo trong quản lý, đồng thời hỗ trợ các tổ chức và cá nhân tham gia bảo tồn hiệu quả hơn.

Tăng vai trò của địa phương

Về phân cấp, Nghị định đề cao tính chủ động và linh hoạt. Thẩm quyền ban hành danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được giao cho Bộ trưởng thay vì Chính phủ hay Thủ tướng, nhằm nhanh chóng cập nhật các loài mới hoặc tiếp nhận từ hợp tác quốc tế. Đồng thời, các nhiệm vụ cụ thể trong bảo vệ và quản lý được giao cho địa phương, nơi nhiều nơi đã chứng minh năng lực thực hiện tốt nếu được phân quyền rõ ràng. Bộ trưởng nhấn mạnh việc "giao đúng người, đúng việc" sẽ giúp công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt tại các khu vực có hệ sinh thái đa dạng như Vĩnh Long – nơi nguồn động vật tự nhiên từng phong phú nhưng đang suy giảm nghiêm trọng do tác động của con người và biến đổi khí hậu.

Nghị định không chỉ là một bước tiến pháp lý mà còn thể hiện cách tiếp cận hiện đại, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định rằng khi được ban hành và thực thi hiệu quả, Nghị định sẽ nâng cao năng lực bảo tồn, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế sinh học và kinh tế tuần hoàn. Đây là những yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện cam kết quốc tế trong khuôn khổ CITES, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học trước áp lực từ biến đổi khí hậu và khai thác quá mức.

Đỗ Hương