Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Tháp rađa và vòng thuốc phóng chống đạn bay tới (tô màu) |
Hệ thống phòng thủ tích cực Arena E được sử dụng để bảo vệ xe tăng và xe chiến đấu BMP chống lại các loại đạn phóng lựu chống tăng, cho dù được bắn đi từ tất cả các loại súng phóng lựu chống tăng thông thường.
Nó cũng tích cực chống trả các tên lửa chống tăng được bắn từ các ống phóng tên lửa trên mặt đất cũng như trên máy bay, tiêu diệt các tên lửa chống tăng dù được bắn thẳng hay bay qua mục tiêu.
Hệ thống Arena E có cột radar nằm trên tháp pháo và các cối chứa hộp đạn nằm xung quanh, nó tạo ra một vùng bảo vệ 360 độ xung quanh xe tăng từ trên xuống.
Mỗi radar bao quát 220 độ. Khi phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 50m, radar điều khiển các cối, phóng hộp đạn nổ chụp xuống phá hủy mục tiêu ở cự ly 25m. Với lượng đạn trữ nhiều (25 hộp), vùng sát thương của đạn nhỏ, an toàn cho bộ binh đi kèm.
Hệ thống Arena E có thể đánh chặn mục tiêu có sơ tốc từ 70-700m/s, thời gian phản ứng giữa hai lần phóng từ 0,2-0,4 giây, bởi vậy hiệu quả của hệ thống rất đáng tin cậy.
Khối lượng của toàn hệ thống là hơn một tấn, kết cấu mô-đun rất dễ lắp đặt. Hiện tại nó chỉ được xuất khẩu hạn chế, và được trang bị cho các xe tăng chủ chiến đời mới nhất của Nga như T-72 BM, T-80UM2, T-90, T-95.
Mới đây, trong tháng 4, Công ty General Dynamics (Mỹ) đã đề nghị ký hợp đồng mua đến 2.000 hệ thống Arena của KBM trong 4 năm, song phía Nga từ chối.
Ngoài Arena E, Nga có hệ thống Shtora-1 EOCMDAS: là hệ thống phòng thủ chủ động, sử dụng việc gây nhiễu quang, điện tử để vô hiệu hoá các tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây, và lazer. Nó được nghiên cứu và thử nghiệm thành công từ văn phòng nghiên cứu Transmash ở Saint- Peterburg.
Hệ thống không mang theo đạn đánh chặn chủ động mà gây nhiễu làm tên lửa chống tăng mất điều khiển. Shtora-1 bao gồm bốn cảm biến lazer trên tháp pháo, hai hệ thống quang điện ở hai bên pháo chính và các ống phóng lựu đạn khói.
Khi các cảm biến nhận thấy xe tăng đang bị tên lửa điểu khiển bằng dây dẫn tấn công, hai đèn hồng ngoại, mỗi cái ở một bên cạnh súng chính, sẽ liên tục tục phát ra xung hồng ngoại theo quy tắc để làm nhiễu khi phát hiện có ATGM đang bay tới.
Shtora-1 có trường quan sát tới 360 độ theo chiều ngang và từ -5 đến 25 độ theo chiều dọc. Nó có mười hai máy phóng màn sương cân nặng 400 kg, màn sương sẽ lập tức được phun ra khi Shtora phát hiện ra rằng xe tăng đã bị "điểm mặt" bởi các thiết bị ngắm lade. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây. Phạm vi triển khai của màn sương từ 50—70 mét.
Trần văn
Theo lenta, VPK