• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xem xét thận trọng, khách quan, khoa học, toàn diện về vấn đề Amiang trắng

(Chinhphu.vn) – Thơi gian gần đây, cụm từ Amiang trắng, nhất là sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người xuất hiện khá dày trên các phương tiện truyền thông đại chúng với những quan điểm và nhận định khác nhau. Ý kiến của nhiều nhà khoa học cho rằng, cần xem xét thận trọng, khách quan, khoa học và toàn diện về vấn đề này.

06/10/2017 10:49

 Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Trước thực trạng còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề Amiang trắng, sáng 6/10, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức Tọa đàm trao đổi các thông tin liên quan đến vấn đề sử dụng Amiang trắng tại Việt Nam. Tọa đàm có sự tham dự của đại diện của một số ban, bộ, ngành hữu quan, các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.

Phát biểu thảo luận tại Tọa đàm, các ý kiến phát biểu đều khẳng định tác hại của Amiang trắng đối với sức khỏe con người; nhấn mạnh Amiang trắng là nguyên nhân gây ung thư biểu mô, ung thư buồng trứng, ung thư phổi… đã được nhiều tổ chức khoa học, chuyên môn quốc tế nghiên cứu, chỉ ra và khuyến các các quốc gia cần cấm sử dụng càng sớm càng tốt.

“Các tổ chức khoa học chuyên môn họ tính rằng, nếu Amiang trắng đem lại được 1 đồng lợi nhuận thì xã hội tốn ba đồng chi cho bệnh tật do Amiang trắng gây ra. Cho nên, trong những thập niên vừa qua, số nước cấm sử dụng Amiang trắng ngày càng tăng và con số nước sử dụng Amiang trắng giảm dần”, PGS,TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cung cấp thông tin.

PGS.TS. Bùi Thị An và một số ý kiến cũng nhận định, ở Việt Nam, do nhiều lý do nên các nghiên cứu về các bệnh có liên quan đến Amiang trắng chưa được tổ chức có hệ thống, chưa được theo dõi liên tục nên kết quả chưa nói lên được nhiều điều như các nước.

Tương tự, cùng chung nhận định về độ nguy hiểm, độc hại của Amiang trắng, TS Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường thì cho rằng, chúng ta rất khó đánh giá gánh nặng bệnh tật do Amiang trắng một cách tổng thể là do các nghiên cứu đã được phê duyệt đều là ngắn hạn, chủ yếu là nghiên cứu ngang, không có hệ thống.

Nhiều ý kiến đề nghị cần xem xét thận trọng, khách quan, khoa học và toàn diện về vấn Amiang trắng trên tinh thần quan điểm chung là lấy sức khỏe con người làm trung tâm.

Bên cạnh các ý kiến nhận định về Amiang trắng có ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, hiện nay cũng có nhiều ý kiến cho rằng qua các công trình nghiên cứu khoa học vấn chưa phát hiện được ca mắc bệnh nào liên quan đến sử dụng Amiang trắng tại Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam đối với người lao động có tiếp xúc trực tiếp với Amiang trắng trong sản xuất và người sử dụng sản phẩm có Amiang trắng về các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tuổi thọ và những người hoàn toàn không tiếp xúc với Amiang trắng đều cho thấy không có sự khác biệt.

Gần đây nhất, Báo cáo xem xét kiến nghị về việc sử dụng Amiang trắng ở Việt Nam gửi lãnh đạo Quốc hội ngày 21/8/2017 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Ủy ban này đã nêu lên một số kiến nghị, trong đó có kiến nghị các bộ, ngành hữu quan tiếp tục nghiên cứu để chứng minh về sự nguy hại của Amiang trắng trong việc gây ung thư cho người lao động và người sử dụng lao động; đề xuất việc cấm sử dụng Amiang trắng tại Việt Nam cần được xem xét một cách thấu đáo dựa trên các Hiệp ước quốc tế và pháp luật hiện hành của Việt Nam và những ảnh hưởng thực chất của Amiang trắng…

Theo thống kê, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,2% lượng Amiang trắng toàn cầu, nằm trong nhóm 10 nước tiêu thụ nhiều nhất. Việc nhập khẩu Amiang trắng được sử dụng chủ yếu cho lĩnh vực vật liệu xây dựng (chiếm khoảng 90%), còn lại là dùng vào các ngành vật liệu chịu ma sát, dệt may, bảo ôn cho các nhà máy nhiệt điện… Theo ước tính, tấm lợp Amiang chiếm khoảng 40-42% thị phần tấm lợp, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 80-85 triệu m2 và dùng khoảng 50.000-60.000 tấn Amiang trắng./.

 Nguyễn Hoàng