• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xếp lương giảng viên đại học theo 3 hạng

(Chinhphu.vn) – Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập, theo đó đề xuất xếp lương giảng viên đại học theo 3 hạng.

11/05/2020 16:03

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp được quy định như sau: 1. Giảng viên đại học (hạng I) Mã số: V.07.01.01;  2. Giảng viên đại học (hạng II) Mã số: V.07.01.02; 3. Giảng viên đại học hạng III) Mã số: V.07.01.03

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Giảng viên đại học hạng III là: Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy (trừ trợ giảng); có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng III) trong vòng 01 (một) năm sau khi được tuyển dụng; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2); Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Giảng viên đại học hạng II là: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy; Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng II); Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Giảng viên đại học hạng I là: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng I); có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2); Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định.

Cách xếp lương

Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể:

Chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

Chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

Chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

KL