• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xích lô “vô tư đi” – quà phố cổ

(Chinhphu.vn) - Cùng bạn lang thang dạo chơi khắp phố phường Hà Nội, bất chợt gặp một màu đỏ rực, vừa như lạ vừa như quen.

10/06/2010 15:00

Giữa phố xá đông đúc, những chiếc xích lô đi lại thật chậm rãi và an nhàn - Ảnh: Chinhphu.vn

Quen vì nó đã từng gắn bó máu thịt với Hà Nội ngàn năm văn hiến ở một quá khứ chưa quá xa. Lạ là vì nó không còn vẻ mộc mạc, giản dị như xưa mà được cách tân lịch sự và sang trọng hơn, lại mang một cái tên rất Tây – Sans-Souci.

Bỗng nhớ lại đâu đó lời hoài niệm của một nhà nhiếp ảnh rất yêu Hà Nội: “... Tôi nhớ cả tiếng ngâm thơ của chị Linh Nhâm trên đài Hà Nội, buồn và xa vắng lắm. Tôi nhớ những chiếc xích lô từng chúc mũi xuống cho bà cháu tôi lên... tất cả đã xa lắm rồi và đang dần mất đi trong nhịp sống hiện thời”.

Linh hồn phố cổ

Có thể nhiều cái đã mất như lời nhà nhiếp ảnh nói, nhưng xích lô thì vẫn còn đây. Không biết liệu ông có thể tìm lại cảm giác của mình không khi một ngày dạo phố Hà Nội trên những chiếc xích lô mới mẻ này? Có thể ông không tìm thấy khi mà cuộc sống đã đổi khác, và cảm giác ấy nếu không có được cũng không thể đổ tại cái xích lô.

Sans-Soucis đã từng tồn tại qua những ngày tháng khắc nghiệt nhất, khi mà xích lô bị cấm lưu thông, thì sức sống của nó cũng đáng được người ta trân trọng.

Phố Hà Nội cho người ta nhiều món quà mà không phải nơi đâu cũng có thể cho được. Đó là những con phố ngắn lãng mạn và trữ tình, là mùi hương hoa sữa, là gió heo may với một cảm giác khác lạ, là những món quà truyền thống... Và xích lô nữa. Nó đã là linh hồn của Hà Nội, của những khu phố cổ, mà nếu một ngày thiếu vắng bóng dáng xích lô, người Hà Nội sống trong khu phố cổ sẽ cảm thấy thiếu thiếu một điều gì đó. Giữa phố xá đông đúc, những chiếc xích lô đi lại thật chậm rãi và an nhàn, như một điểm nhấn làm cho phố đậm đà chất phố hơn.

Ngoắc tay gọi một chiếc xích lô San-Souci. Người lái xe mỉm cười tươi tắn chạy xe đến và nhã nhặn hỏi khách muốn đi đâu. Đi lòng vòng. Ngã giá rồi lên xe. 20.000 đồng một tiếng. Không đắt cho một lần muốn mua cái thanh thản, muốn mua cho cái thú thích long rong trong lòng 36 phố phường 

Xe chạy chầm chậm qua những con phố nhỏ. Cảm giác thật tuyệt vời. Phố xá chầm chậm. Con người chầm chậm. Tự mình thoả sức ngắm nghía những hàng cây, mái nhà và quán xá. Tháp Rùa vừa ngay trước mắt thoáng chốc đã lùi về sau lưng, và chỉ vài phút sau thôi đã thấy nó thấp thoáng trong tầm mắt.

Bác tài vui vẻ nói nhiều chuyện đời, chuyện nghề. Bác cũng yêu phố dù phố không phải là của bác. Mười mấy năm trong nghề đủ để bác biết lòng phố chứa đựng những gì, bên cạnh những vẻ đẹp của thơ, nhạc và nhiếp ảnh thì phố của cuộc sống cũng thực tế và khắc nghiệt như thế nào...

“Như một người con xa nhà”

Tại sao lại là Sans-Souci mà không phải một vài hãng xích lô khác? Bởi vì Sans-Souci là hãng xích lô ra đời sớm nhất ở Hà Nội, và nguồn gốc xuất phát của nó đậm chất nhân văn, chứ không phải vì nhu cầu kinh tế mà nó ra đời như một vài hãng xích lô sau này.

Ông chủ của Sans-Souci, ông Đỗ Anh Thư, vốn là một thầy giáo dạy sử nhưng xích lô là cái nghiệp của ông. Chính ông cũng không nghĩ rằng mình học Sư phạm Sử ra mà lại đi làm ông chủ của nghề xe ba gác.

Ở cái thời buổi khó khăn đó, con người phải bấu víu, dựa vào nhau mà sống. Khi xích lô bị cấm lưu thông, lần đầu tiên ông rơi nước mắt khi một người đàn ông nghèo, cũng là bạn trong nghề xích lô tìm đến ông và xin ông giúp qua cơn bĩ cực, bởi vì lúc đó, chỉ có ông là người có uy tín nhất trong nghề. Ông đã trăn trở, đã suy nghĩ và cuối cùng quyết định thành lập đội xích lô, tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác nữa.

Về cái tên San-Souci, ông Thư giải thích: “Là tiếng Pháp, nghĩa là Không lo âu, vô tư đi. Tôi cũng lấy ý nghĩa của điều này mà sống, cho cuộc sông luôn vui vẻ và thanh thản. Cũng như một người con xa nhà, cuộc sống dù có khó khăn đến mấy nhưng khi mẹ gọi điện lên vẫn luôn bảo, con vẫn ổn. Đó là cái tư tưởng. Tư tưởng vô tư sẽ giúp ta đi qua những khó khăn một cách dễ dàng. San-Souci đồng thời cũng là tên một lâu đài rất nổi tiếng của nước Đức mà tôi vô cùng yêu thích vì phong cách Gothic đặc trưng của nó. Đây là nơi diễn ra hội nghị Potsdam lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Hiện tại Sans-Souci là hãng xích lô lớn nhất tại Hà Nội với khoảng 160 chiếc xích lô đang hoạt động, và hoạt động rất chuyên nghiệp. Riêng ngồi với ông nửa buổi chiều mà đã có rất nhiều cú điện thoại gọi đến cần dịch vụ của ông. Một là cho tour du lịch, hai là phục vụ đám cưới, còn số ít là cho người đi dạo phố.

Những nụ cười

Phút nghỉ ngơi của các bác tài - Ảnh: Chinhphu.vn

Phố Hà Nội đã quen lắm với xích lô San-Souci, nhưng chỉ là trong lòng phố cổ. Những anh, những bác cả lái xích lô lúc nào cũng mỉm cười không mệt mỏi, dù mồ hôi đang ướt đầm vai áo.

Gặp một đoàn du lịch Pháp bước xuống xe trên đường Lý Thái Tổ, tôi thấy gương mặt họ sáng ngời và lộ vẻ hài lòng. “How do you feel about this service?” “Very good! This man’s so wonderful and friendly!” Tất cả khách Pháp đều mỉm cười đồng tình. Khách và chủ còn trao đổi vài câu thân thiện nữa trước khi ôtô đến đón khách trở về.

Tôi cũng đã đi Sans-Souci không chỉ một lần. Nỗi lo ngại ban đầu sợ bác đòi boa làm mất hết hứng thú ngắm cảnh phố không còn nữa. Bác chẳng hề đả động gì đến nó. Bác chỉ chăm chăm nói chuyện phố phường, kể rằng bác không sinh ra ở phố, nhưng 15 năm trong nghề đã khiến bác thấy gắn bó vô cùng với từng nếp nhà, vài gương mặt và say mê cái nhịp sống điềm đạm, yên ả ở nơi đây.

“Chắc hẳn người của San-Souci ai cũng như bác?” “Họ cũng như tôi, đều là người quê cả, chứ tỉnh có mấy ai đi đạp xe ba gác nên cái tính của nông thôn lúc nào cũng có. Với lại ông chủ lúc nào cũng dặn dò phải thân thiện với khách, cấm đòi tiền boa, nếu có khách gọi điện đến phàn nàn là bị đuổi việc ngay. Mình làm dịch vụ chuyên nghiệp, đâu có thể nhập nhằng được”.

Đi xích lô đã là một cái thú, gặp được bác tài hay hay lại càng thú hơn. Đừng hỏi tại sao người ta không thể đi xe máy ngắm phố, càng không thể đi taxi. Phố muôn đời vẫn đẹp. Những tiếng leng keng sẽ mãi là âm thanh yêu thương nhất của phố phường...!

Thu Giang