• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xu hướng mua sắm trực tuyến sẽ phát triển nhanh trong tương lai

Việc ngồi tại nhà mua sắm chỉ với một cú click chuột đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian khiến hình thức mua bán trực tuyến trở nên phát triển nhanh chóng và dự đoán sẽ là phương thức mua sắm phổ biến trong tương lai gần.

23/11/2011 19:31
* Phương thức mua sắm hiện đại Với 32 triệu người dùng internet (số liệu thống kê vào tháng 7/2011) cùng với hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì số lượng người mua bán qua mạng cũng ngày càng gia tăng. Ngày nay, dịch vụ mua hàng tại nhà đã trở nên phổ biến và được khá nhiều người lựa chọn, đặc biệt là với những người bận rộn. Thay vì phải mất thời gian đi đến địa điểm mua sắm và khệ nệ ôm hàng trở về nhà, chỉ với một vài thao tác đơn giản trên máy vi tính có kết nối internet, người tiêu dùng có thể mua bất cứ món hàng nào mình cần, thậm chí là mua hàng ở nước ngoài với dịch vụ giao nhận nhanh chóng, chính xác. Bà Nguyễn Thị Hạnh giới thiệu kinh nghiệm mua sắm trực tuyến cho các doanh nghiệp Đồng Nai ngày 17-11 Đối với người bán, lợi thế của việc mở gian hàng online là rất lớn so với các mua bán truyền thống vì tiết kiệm được chi phí mặt bằng, phí quảng cáo, tiếp thị, có thể bán hàng mà không hạn chế thời gian với đối tượng khách hàng rộng lớn. Hiện nay công nghệ mạng xã hội đã có tác động to lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm có thể mua và bán online, những sản phẩm được liệt vào danh sách hiếm và quý cũng có thể dễ dàng mua bán và lúc nào cũng sẵn sàng trên mạng. Sử dụng mạng xã hội để bán hàng là phương thức kinh doanh khá hiệu quả và linh động. Đặc biệt phù hợp với những người muốn lập nghiệp bằng con đường tự doanh nhưng ít vốn. Không cần chi phí cho mặt bằng, nhân viên quản lý, thuế khóa, mua bán hàng hóa thông qua mạng xã hội là tận dụng tối đa những mối quan hệ để bán hàng, do vậy chỉ cần sản phẩm tốt, cùng dịch vụ giao nhận uy tín, sẽ dễ dàng nếu khởi nghiệp bằng một phương thức kinh doanh mới, hiện đại. Thay đổi cách mua hàng truyền thống chỉ với một cú click chuột Xu hướng chung của các doanh nghiệp đều xây dựng các website bán hàng trực tuyến và đây tỏ ra là một công cụ kinh doanh lợi hại. Vừa khuếch trương được thương hiệu vừa là kênh bán hàng thứ hai giúp tăng doanh thu hiệu quả. Cùng với nhu cầu của xã hội thì các sàn giao dịch điện tử mở ra ngày càng nhiều và ăn nên làm ra với hàng ngàn gian hàng cùng hàng triệu sản phẩm được chào bán rôm rả trên các trang mạng như: raovat, webtretho, vatgia… Ở những trang mua bán trực tuyến này không khí còn nhộp nhịp hơn cả chợ ngoài. Ưu điểm của nhiều website mua bán là cho phép cá nhân hóa, cá biệt hóa đối với từng khách hàng khi đăng ký làm thành viên do đó người bán cũng có thể nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng và hướng họ vào những dòng sản phẩm mà họ phù hợp. * Cẩn thận khi mua hàng online Dù tiện lợi, song mua bán online vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nếu không có kinh nghiệm, người tiêu dùng có thể lãnh phải vố đau với hàng online. Có 5 bước tiến hành khi mua hàng trên mạng bao gồm tìm: thông tin, hỏi hàng, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Rủi ro cao nhất rơi vào 2 bước đầu tiên nếu người dùng không cẩn trọng bởi hàng loạt các trang web bán hàng online chưa được kiểm chứng về độ tin cậy đi kèm đó là những lời quảng cáo quá sự thật dễ đánh lừa người mua. Nhiều website điện tử ăn nên làm ra nhờ phương thức kinh doanh trực tuyến (Ảnh minh họa) Bà Nguyễn Thị Hạnh – Trưởng đại diện Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin khu vực phía Nam của Bộ Công Thương cho rằng: “người tiêu dùng mua hàng online thường dựa vào cảm tính để mua hàng do vậy dễ gặp rủi ro. Để mua được hàng đúng chất lượng, giá tốt nên chọn các sàn thương mại điện tử có uy tín, tham khảo thêm thông tin từ những người có kinh nghiệm để có lựa chọn tốt nhất, nếu có điều kiện, có thể xem trước thông tin trên mạng sau đó có thể đến mua hàng và thanh toán tại chỗ, hoặc lựa chọn phương thức giao hàng và thanh toán tiền tại nhà sẽ tránh được nguy cơ mua nhầm hàng hóa hoặc hàng hóa không đúng chất lượng”. Về việc người mua phải chịu thiệt thòi cho việc mua hàng không đảm bảo chất lượng trên mạng mà chưa có một quy định cụ thể để chế tài hoạt động mua bán trực tuyến trên các trang điện tử, bà Hạnh cho biết thêm: “người bán hàng trực tuyến hiện nay vẫn còn đang hoạt động mà chưa có một hệ thống văn bản luật cụ thể để kiểm soát. Do vậy thời gian tới, chúng tôi sẽ ra một nghị định để điều chỉnh các hành vi mua bán online nhằm buộc những đối tượng kinh doanh qua mạng phải tuân thủ những quy định nhất định qua đó bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Trước tiên chúng ta đã có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người bán dù là hoạt động bằng phương thức trực tuyến hay mua bán trao tay truyền thống cũng phải tuân theo các quy định trong Luật và các quy định khác về kinh doanh hàng hóa nói chung”. Mua sắm trực tuyến có nhiều ưu điểm và tiềm năng phát triển rất lớn, song với hạ tầng đặc biệt là logistics còn kém phát triển là một nguyên nhân mua sắm trực tuyến chưa thật sự hấp dẫn được người tiêu dùng. Các rủi ro như: hàng chậm, cước phí vận chuyển cao, hàng hóa bị lỗi, khó đổi trả, bảo hành… cũng khiến cho nhiều người e ngại phương thức mua sắm online. Một hạn chế khác là so với những trang mua sắm trực tuyến nổi tiếng như Amazon, Ebay… cùng với một mặt hàng thì các sản phẩm được chào bán online thường có giá rẻ hơn khá nhiều so với hàng hóa được bày bán tại các showroom, cửa hàng do vậy hấp dẫn được người tiêu dùng. Ở Việt Nam, hàng hóa không rẻ hơn bao nhiêu cũng là lực cản cho cho sự phát triển của phương thức mua bán trực tuyến. N. Thương