Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Điều này cho thấy việc phát triển số lượng DN đang chậm lại, thay vào đó là tính quy mô, tiềm lực của DN được chú trọng.
Hoạt động của DN nói chung vẫn khó khăn
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, quá trình sàng lọc, đào thải DN diễn ra khá mạnh trong cả nước. Số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký của cả nước trong 7 tháng là 37.612 DN, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng vốn của các DN thực sự khó khăn, chắc chắn phải ngừng hoạt động là 291,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,5% tổng vốn bổ sung thêm trong kỳ.
Bên cạnh số DN ngừng hoạt động, số DN quay trở lại hoạt động trong 7 tháng là 9.428 DN, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về tình hình đăng ký DN theo ngành hoạt động, trong 7 tháng qua ngành sản xuất, phân phối điện, nước, gas tăng 16% về số DN thành lập mới và giảm 32,8% về số DN khó khăn, giải thể hoặc ngừng hoạt động so với cùng kỳ năm 2013; DN bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy thành lập mới giảm 16,5% và DN khó khăn tăng 12,1%; DN xây dựng thành lập mới giảm 9,2% và DN khó khăn tăng 9,6% so với cùng kỳ 2013.
Tính riêng trong tháng 7, số DN đăng ký thành lập mới của cả nước là 5.083 DN với tổng vốn đăng ký là 31.518 tỷ đồng, giảm 16,5% về số DN và giảm 45% về vốn đăng ký so với tháng trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm tại các DN mới thành lập trong tháng là 88.000 người, giảm 1,1% so với tháng trước.
Cũng trong tháng 7, số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể; đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký của cả nước trong tháng 7 là 4.931 DN, giảm 22,6% so với tháng trước. Số DN ngừng hoạt động rồi quay trở lại hoạt động là 1.106 DN, giảm 16,7% so với tháng trước.
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Theo thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tính đến đầu tháng 7, tăng trưởng tín dụng cả hệ thống là 3,6% so với cuối năm 2013. Hệ thống ngân hàng cũng đang quyết liệt “đẩy” tăng trưởng tín dụng.
Trong tháng 7, một số ngân hàng tiếp tục đưa ra các gói tín dụng ưu đãi cho DN.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) triển khai gói lãi suất cho vay ưu đãi 2.000 tỷ đồng (kéo dài đến 30/9/2014), dành cho khách hàng DN. DN có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để mua nguyên-nhiên-vật liệu, hàng hóa dự trữ, thanh toán tiền hàng ứng trước cho người bán, mua sắm tài sản, công cụ dụng cụ, đầu tư dự án và các nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khác sẽ được cho vay với lãi suất 7%/năm trong 3 tháng đầu, từ tháng thứ tư sẽ áp dụng mức lại suất theo chính sách của OceanBank.
Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa triển khai gói tín dụng cho vay DN siêu nhỏ với lãi suất trong thời gian ưu đãi chỉ 8,5%/năm (kéo dài đến 17/11/2014).
Chương trình ưu đãi mới của PVcomBank được thực hiện đến khi giải ngân hết giá trị gói tín dụng ưu đãi 500 tỷ đồng. Các khách hàng khi tham gia chương trình ưu đãi tín dụng sẽ được hưởng lãi suất 8,5%/năm trong 3 tháng đầu. Sau thời gian ưu đãi, khách hàng tiếp tục được hưởng mức lãi suất điều chỉnh đảm bảo cạnh tranh nhất thị trường.
Huy Thắng