• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TỔNG THUẬT: Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi

(Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm " Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" vào 9h sáng ngày 5/4.

05/04/2022 09:10

Kế thừa kết quả của nhiệm kỳ trước, đặc biệt từ năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tiêu biểu là nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm "đóng băng" đã tổ chức đốt lửa lần đầu tổ máy số 1 ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16/6 tới đây.

Cùng với đó, sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án trên thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đây là kết quả khởi sắc có được từ nhiều nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế và tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn rất nhiều thách thức trong xử lý các dự án yếu kém gắn với điều kiện phát triển thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp về pháp lý trong việc xử lý tranh chấp hợp đồng EPC, hay giải quyết khó khăn về tài chính.

Để cùng nhìn lại các kết quả đạt được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp, đề xuất các cơ chế mới trong việc xử lý dự án kém hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất về vốn và tài sản của Nhà nước và các chủ thể liên quan, xa hơn nữa là tạo ra "sức sống mới", nguồn lực mới, động lực mới để hồi sinh các dự án, đóng góp tích cực cho thị trường và nền kinh tế, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, với sự phối hợp của Công ty CP Kỹ thuật công nghệ Á châu, tổ chức Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo".

Khách mời tham dự chương trình: Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; lãnh đạo Bộ Công Thương; đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; chuyên gia kinh tế; đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Thời gian: 9h sáng ngày 5/4/2022 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, 16 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.

Chương trình Tọa đàm được tường thuật trực tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ, Fanpage Thông tin Chính phủ; trang media.chinhphu.vn; đồng thời tổng thuật trên Báo điện tử Chính phủ.


Chưa có tiêu điểm nổi bật