• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử lý “điểm đen” tai nạn giao thông đường bộ

(Chinhphu.vn) – Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác.

20/05/2012 08:31

Đề xuất biện pháp xử lý điểm đen tai nạn giao thông phải đảm bảo làm giảm hoặc mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông - Ảnh minh họa

Tiêu chí xác định điểm đen giao thông căn cứ vào số vụ, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông xảy ra trong 1 năm, khi mà xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng, hoặc 3 vụ tai nạn trở lên trong đó có 1 vụ nghiêm trọng,…

8 bước xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

Dự thảo yêu cầu việc xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông phải thực hiện 8 bước.

Đầu tiên là xác định vị trí các điểm đen và sơ bộ xếp hạng ưu tiên; tiến hành thị sát hiện trường lần đầu; phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân. Sau đó, tiếp tục nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân; trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp khắc phục; xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý và thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Bước cuối cùng là theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.

Xử lý điểm đen phải làm mất hẳn nguyên nhân gây tai nạn

Dự thảo xây dựng yêu cầu việc đề xuất biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông phải theo nguyên tắc: Giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông. Đồng thời không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông, cũng như không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.

Dự thảo quy định rõ, sau khi xác định được nguyên nhân gây ra điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, nếu xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục điểm đen có liên quan đến cầu đường, thì cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ phải xử lý kịp thời trong vòng 60 ngày từ khi cấp có thẩm quyền (Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ, UBND cấp tỉnh đối với các hệ thống đường địa phương) cho phép đầu tư xử lý.

Trong trường hợp nguyên nhân và giải pháp khắc phục khác thì cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ kiến nghị cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền.

Theo dự thảo, điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (gọi tắt là điểm đen) là vị trí mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.

Tiêu chí để xác định điểm đen phải căn cứ vào tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng) về số vụ, mức độ thiệt hại, cụ thể: 2 vụ tai nạn nghiêm trọng; hoặc 3 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 1 vụ nghiêm trọng; hoặc 4 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương phải nhập viện.

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là vị trí mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.

Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn phải căn cứ vào hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực xung quanh và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng): Hiện trạng công trình đường bộ và xung quanh vị trí có yếu tố có thể gây mất an toàn giao thông; trong một năm, xảy ra 5 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 1 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương phải nhập viện.

Trần Mạnh