• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ

(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đề nghị các địa phương bị ảnh hưởng do bão lũ, chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn kịp thời cung cấp đủ hoá chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước và vệ sinh môi trường tại cộng đồng.

12/09/2024 09:47
Xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương bị ảnh hưởng do bão lũ kịp thời cung cấp đủ hoá chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước và vệ sinh môi trường tại cộng đồng - Ảnh: VGP/HM

Trong những ngày qua, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão, Cục Quản lý môi trường y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện một số nội dung sau:

Đối với việc xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường tại cộng đồng: các cơ sở y tế cần kịp thời cung cấp đủ hoá chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước và vệ sinh môi trường.

Đồng thời, đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn các biện pháp xử lý nước, vệ sinh môi trường cho người dân; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi bão lũ (nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó).

Xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực có nguy cơ cao sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định.

Đối với công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế, cần tăng cường công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải y tế. Kiểm tra, khắc phục các khu vực lưu giữ chất thải y tế, đặc biệt là chất thải lây nhiễm để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Kiểm tra hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải y tế; tăng cường các biện pháp khử khuẩn để xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.

Ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

Sau bão lũ, cơ sở y tế khẩn trương thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khuôn viên và khử khuẩn các khoa, phòng. Trường hợp bể chứa nước sạch bị ngập thì sau khi nước rút cần tiến hành thau rửa và khử trùng bể chứa.

HM