• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xuân ấm vùng cao

(Chinhphu.vn) - Cũng như hàng ngàn giáo viên vùng cao trên mọi miền Tổ quốc, những thày, cô cắm bản ở huyện Tây Trà, Sơn Tây (Quảng Ngãi) thầm lặng hy sinh hạnh phúc riêng, tận tâm dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc.

17/02/2015 12:41

Cô giáo Đinh Thị Thiết cùng học trò đi hái rau rừng cải thiện bữa ăn. Ảnh: VGP/Thế Phong


Tết về, niềm vui của những cô, cậu học trò vùng biên viễn được nhân lên gấp bội khi xúng xính diện quần áo mới do chính thày, cô của mình tặng.

“Cắm đỉnh” Ngọc Zét dạy chữ

Ở huyện miền núi Sơn Tây, đồng bào Ca Dong vẫn nhắc đến cô giáo Đinh Thị Thiết như nhắc đến một cô tiên nhân ái trong câu chuyện cổ tích.

Vừa mới tốt nghiệp ra trường, cô giáo trẻ Đinh Thị Thiết tình nguyện lên điểm trường heo hút nhất phía Tây tỉnh Quảng Ngãi.

Hơn 3 năm “cắm đỉnh” Ngọc Zét (thôn Đak Doa, xã Sơn Liên) dạy chữ cho những đứa trẻ Ca Dong nghèo khó, cô nhận nuôi 11 học sinh. Chính nhờ tấm lòng thơm thảo của cô mà những học sinh được tiếp tục học lên bậc THCS, không phải rơi vào cảnh phải bỏ học giữa chừng như những anh, chị của mình.

Theo lời kể của thày hiệu trưởng Trường trung học Sơn Liên, cô Thiết về dạy ở đây từ năm 2012. Trong số 11 học trò cô nhận nuôi đã có 8 em chuyển lên lớp trên học. Hiện còn 4 em học lớp 1 và 2 đang ở cùng cô ở điểm trường này.

Ngày đến thăm điểm trường Ngọc Zét, chúng tôi không khỏi xúc động khi thấy cô Thiết cùng 4 đứa trẻ đang hái rau rừng ngay giữa sườn núi dùng cho bữa cơm chiều. Trong căn phòng nhỏ, đơn sơ, cô giáo Thiết nhỏ nhẹ kể về hoàn cảnh của từng đứa trẻ mà cô coi như ruột thịt.

Mỗi đứa trẻ có một xuất phát điểm khác nhau, nhưng em nào cuộc sống cũng khổ cực, thiệt thòi như nhau. Nhà em Đinh Văn Hình có 6 anh em thì chết 1. Hiện tại cha mẹ đã bỏ nhau. Nhà Đinh Văn Chui thì cả cha mẹ đều bị điên, 4 đứa con bơ vơ. Đinh Văn Phá sinh ra đã thấy cha suốt ngày uống rượu, mẹ bị bệnh nặng. Bố mẹ cô bé Đinh Thị Duyên thì đánh nhau thường xuyên, mẹ bỏ Duyên đi khi còn nhỏ.

Bởi vậy, hôm cô quyết định nhận nuôi 4 học sinh của mình, đứa nào cũng nhảy cẫng lên vui sướng.

Cô Thiết chia sẻ: Khi đã xác định tình nguyện về giảng dạy ở đây mình không còn nghĩ đến chuyện thiệt hơn. Đã là người giáo viên công tác vùng khó, điều mong muốn lớn nhất là các em học sinh được đến trường, học được con chữ để thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu.

Mỗi tháng, với gần 6 triệu đồng tiền lương, cô Thiết chi gần một nửa cho việc ăn uống của mấy cô trò. Số còn lại cô chi tiêu sinh hoạt cá nhân và gửi về quê phụ giúp gia đình. Nhưng, khi có học sinh ốm đau, cô lại sẻ phần lớn số tiền còn lại đó để chữa bệnh cho các em.

Giải thích việc làm của mình, cô Thiết cho biết, hơn ai hết, cô thấu hiểu được nỗi khao khát đến trường học chữ của con em đồng bào dân tộc giữa vùng núi heo hút này. Bởi, cô cũng sinh ra trong một gia đình nghèo khó và là một trong số ít người con Ca Dong đi học đại học.

Chính vì thế, khi tốt nghiệp ngành Hóa học tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), Đinh Thị Thiết tình nguyện lên dạy học nơi điểm trường xa nhất, khó khăn nhất huyện miền núi Sơn Tây, nhận học sinh làm con, lấy chuyện dạy học làm niềm vui cho cuộc sống.

Tâm sự về cuộc sống riêng tư, mắt cô đượm buồn: “Ra trường năm 2011, em kết hôn luôn, nhưng hai vợ chồng sống với nhau cũng không được mấy, vì em phải công tác trên này. Chồng em một mực yêu cầu em chuyển về gần nhà và không cho nuôi mấy đứa nhỏ vì nhà không có điều kiện. Một thời gian sau anh ấy bỏ đi. Từ đó, em chỉ biết dồn hết tình cảm cho mấy đứa trẻ”.

Hôm chúng tôi xuống núi cũng là hôm cô dẫn 4 đứa trẻ xuống trung tâm huyện sắm Tết, đón Xuân. Thiết bảo: “Mình buồn chuyện tình cảm, nhưng có duyên chắc chắn sẽ gặp ai đó hiểu và chia sẻ với mình. Còn bây giờ thì chỉ tập trung dạy học thôi”.

Một giờ học tại Trường TH&THCS số 2 Trà Phong  Ảnh: VGP/Thế Phong

Ấm áp nghĩa tình

Tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần về thăm nhà, đến khi trở lại trường cô giáo Đỗ Thị Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS số 2 Trà Phong (xã Trà Phong, huyện Tây Trà) không quên mang theo những bộ quần áo lên cho những học trò nghèo của mình.

Không riêng gì cô, mà nhiều năm nay tất cả giáo viên nhà trường đều lặng lẽ góp nhặt từng tấm áo, chiếc quần cho học sinh nơi mình đang dạy học.

Giải thích cho việc làm của mình, những người giáo viên nói “học sinh còn gặp nhiều thiếu thốn, thiệt thòi, mình giúp được gì thì giúp”.

Chúng tôi đến điểm trường Trà Na (xã Trà Phong, huyện Tây Trà) khi hơi lạnh phủ khắp đại ngàn. Điểm trường nằm chênh vênh bên sườn núi. Kế bên là căn nhà tạm tranh tre, nứa lá là nơi ở của 4 giáo viên Trường TH và THCS số 2 Trà Phong do người dân và giáo viên tự bỏ công sức đốn cây về dựng.

4 thầy cô giáo, mỗi người mỗi quê, có người ở tận huyện Ba Tơ, Bình Sơn, gần hơn là huyện Trà Bồng. Vì thế, có khi giáo viên ở lại hàng tháng trời ở đây, thi thoảng mới tranh thủ ít ngày nghỉ về quê thăm nhà.

Cái khó, cái khổ càng gắn kết họ với nhau, cống hiến cho sự nghiệp trồng người vùng rẻo cao, “chia ngọt, sẻ bùi” với học trò nghèo.

Không chỉ giáo viên sống trong những căn nhà tạm bợ, mà học sinh nơi đây phải học trong những phòng học tạm. Giáo viên thì thiếu các tài liệu giảng dạy, còn học sinh không có đủ sách vở để học tập. Hơn nữa, đa phần hoàn cảnh gia đình học sinh đều thuộc hộ nghèo.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong khi trẻ em của những gia đình có điều kiện đủ đầy đã được mua sắm quần áo mới, đồ chơi mới, thì với trẻ em nơi đây đó chỉ là niềm mơ ước. Ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, thế nên chuyện đến trường của nhiều em nhỏ còn thật sự gian nan.

Cô giáo Bình chia sẻ: Ở nơi đây, học sinh thường xuyên phải đối diện với nguy cơ bỏ học, thế nên, được đến trường đã là niềm vui lớn của rất nhiều em nhỏ.

Năm nào cũng vậy, ngoài thời gian trong năm học, mỗi dịp Tết đến, giáo viên nhà trường đều dành dụm, trích lương mua quần áo làm tặng quà cho học sinh.

Chút quà nhỏ như mang hơi ấm xua tan cái lạnh trong mùa đông khắc nghiệt của vùng núi cao, tăng thêm niềm hăng say mỗi khi đến lớp của các em nhỏ và niềm vui mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Thế Phong