• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xuất khẩu gạo vượt mốc 8 triệu tấn

(Chinhphu.vn) - Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023.

05/12/2024 12:52
Xuất khẩu gạo vượt mốc 8 triệu tấn- Ảnh 1.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn

Tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu lớn

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 11 năm 2024 ước đạt 700.000 tấn và 444,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,5 triệu tấn và 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm trên 45%. Đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines. Thị trường lớn tiếp theo là Indonesia và Malaysia. Trong nhóm 15 thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức tăng 2,3 lần.

Riêng Philippines, nước này đã nhập khẩu tổng cộng 3,68 triệu tấn gạo trong 10 tháng. Con số này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 là 2,84 triệu tấn và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu trong cả năm 2023 của Philippines. Những tháng gần đây, lượng gạo nhập khẩu vào Philippines luôn ở mức cao, cho thấy nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn đang rất lớn.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines nhận định: Trong những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tiếp tục tăng cao do tiêu thụ trong nước tăng, trong khi mùa vụ cuối năm của Philippines đã bị thiệt hại bởi thiên tai. Dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong cả năm 2024 sẽ ở mức trên 4 triệu tấn.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex nhận định: Năm 2024 sẽ tiếp tục là năm Việt Nam có lượng xuất khẩu gạo lớn với trên 8 triệu tấn, giá trị cũng sẽ đạt trên 5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu bình quân cũng có thể đạt mức cao nhất, trên 600 USD/tấn. Điều này giúp giá lúa gạo tại thị trường trong nước duy trì ở mức cao và vẫn khá ổn định.

Mới đây, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu 3 lô với số lượng là 83.500 tấn gạo (chiếm 17%) trong gói thầu gạo số lượng 500.000 tấn vào tháng 10 vừa qua của Indonesia. Trong đợt mở thầu lần này, Indonesia mua được gạo với giá tốt hơn nhiều so với những lần trước nhờ sự tham gia của Ấn Độ. Tuy nhiên có thể thấy, do chất lượng gạo Ấn Độ không tốt bằng các nguồn như Việt Nam hay Thái Lan nên lượng gạo trúng thầu không cao.

Tuy giá xuất khẩu gạo Việt Nam gần đây có biến động nhưng ông Đỗ Hà Nam cho rằng, cuối năm giá lúa gạo vẫn có thể tăng do nguồn cung trong nước bị hạn chế và thêm nữa là do bão lũ. Thị trường Philippines là thị trường nhập khẩu lớn gạo Việt Nam rất ưa chuộng gạo thơm nên dù thế giới có nguồn cung tăng từ Ấn Độ nhưng cũng không thay thế được. Ông Đỗ Hà Nam cho biết: Các doanh nghiệp đã có các hợp đồng từ nay đến cuối năm khá lớn. Cùng với việc phải giao số lượng trên cho Indonesia sẽ giúp cho giá gạo vẫn ổn định.

Kết quả từ sản xuất bền vững

Ông Đỗ Hà Nam đưa ra đánh giá thị trường gạo sẽ khá ổn định và không có rủi ro cao, lý do vì "Việt Nam đang dần tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước. Đồng thời tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng cao, giảm dần gạo cấp thấp. Từ đó, hình thành dần mặt bằng thị trường với hàng hóa riêng biệt và tạo ra được giá riêng biệt", ông Đỗ Hà Nam cho hay.

Với các loại gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp nhận định: Gạo Việt Nam vẫn giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo ông Đinh Ngọc Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cỏ May, giá gạo ST 25 sẽ khó giảm, thậm chí có thể tăng do khan hiếm nguồn cung. Mặc dù giá gạo thế giới có xu hướng giảm nhưng nhờ nhu cầu cao từ các thị trường lớn và những loại gạo chất lượng cao vẫn giữ được vị thế.

Cho đến thời điểm này, 95% giống lúa của Việt Nam là các giống lúa chất lượng cao, 89% sản lượng gạo là gạo chất lượng cao. Giá gạo của Việt Nam vẫn neo ở mức 623 USD/tấn dù Ấn Độ đã mở cửa trở lại với đường đua xuất khẩu gạo. Nếu Việt Nam thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp, chắc chắn giá trị của ngành hàng lúa gạo còn tăng cao hơn nữa. Đó chính là lợi thế của quốc gia.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá: Ấn Độ đã mở cửa xuất khẩu gạo trở lại và gạo 5% tấm có sự ảnh hưởng nhất định. Nhưng ở chuỗi giá trị gạo chất lượng cao, Việt Nam vẫn duy trì được giá xuất khẩu tương đối tốt.

Với đặc tính mùa vụ liên tục, có tính gối đầu, từ vụ Đông Xuân, Hè Thu – Mùa và đến Thu Đông, nguồn cung lúa gạo trong nước liên tục được khôi phục. Để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sản lượng lúa năm nay có thể vẫn đạt 43 triệu tấn.

Thứ trưởng Tiến nhìn nhận về kết quả xuất khẩu gạo: "Tôi nghĩ đó là kết quả của một quá trình dài ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương bền bỉ thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc biệt là sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng, tiến tới giảm phát thải bằng Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang được Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương triển khai mạnh mẽ ở khu vực ĐBSCL".

Đỗ Hương