• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

'Xuất khẩu giáo dục': Bước tiến mới trong đào tạo đại học tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Việc chính thức tiếp nhận các sinh viên quốc tế đến Việt Nam học ngành y hệ chính quy 6 năm với chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng đã đánh dấu mốc quan trọng cho nền giáo dục Việt Nam trong việc hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến cho sinh viên quốc tế và "xuất khẩu" giáo dục ra thế giới.

28/04/2022 21:13
'Xuất khẩu giáo dục': Bước tiến mới trong đào tạo đại học tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ngày 22/4 vừa qua, HIU đã đón đoàn du học sinh Ấn Độ đến nhập học, chính thức trở thành những tân sinh viên Khoa Y của trường - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Ngày 22/4 vừa qua, Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón đoàn du học sinh Ấn Độ đến nhập học, chính thức trở thành những tân sinh viên Khoa Y của nhà trường. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một trường đại học đã tiên phong đào tạo y khoa chính quy 6 năm với chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh cho các sinh viên quốc tế.

Xoay quanh vấn đề đổi mới tư duy, từ đó có những hướng đi mới trong đào tạo đại học, và nhân sự kiện đón sinh viên Ấn Độ đến HIU học ngành y khoa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu đã có cuộc trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ.

Nền giáo dục của Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến

Việc thu hút du học sinh quốc tế đến học tại Việt Nam là một hướng đi mới tiên phong, có ý nghĩa trong việc đa dạng hóa các mô hình giáo dục đào tạo, từ đó mở ra mô hình "xuất khẩu" giáo dục Việt Nam ra thế giới. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Tôi rất vui mừng thấy các trường đại học tại Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để trở thành điểm đến cho sinh viên quốc tế. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng chảy máu chất xám, thu hút được ngoại tệ, nâng cao năng lực giảng dạy của các thầy cô giáo.

Nền giáo dục của Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến và là sự lựa chọn của nhiều sinh viên trên thế giới ở nhiều lĩnh vực đào tạo, nhiều môn học, trong đó có cả những môn học được xem là khó, đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên giỏi và cơ sở thực thập tiên tiến như y khoa. Đây sẽ là tiền đề để giáo dục Việt Nam nói chung và đào tạo đại học nói riêng tiến tới "xuất khẩu" giáo dục ra thế giới.

Theo quy định của UNESCO, thì đón nhiều sinh viên quốc tế sẽ giúp làm tăng hạng của chúng ta trong bản đồ giáo dục của thế giới. Nền giáo dục của Việt Nam ngày càng tân tiến. Việc Việt Nam trở thành điểm đến cho các sinh viên quốc tế có thể nói là một hướng đi mới, tiên phong, có ý nghĩa trong việc đa dạng hóa các mô hình giáo dục đào tạo, từ đó góp phần vào quá trình đổi mới giáo dục và hội nhập hóa quốc tế.

Theo ông, để thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục quốc tế, các trường đại học tại Việt Nam, trong đó có HIU, cần chú trọng những điểm gì trong đào tạo?

'Xuất khẩu giáo dục': Bước tiến mới trong đào tạo đại học tại Việt Nam - Ảnh 2.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Nền giáo dục của Việt Nam đang ngày càng đổi mới và phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nguồn nhân lực của Việt Nam và giúp hòa nhập với thế giới, thì quốc tế hóa nền giáo dục đại học để giới thiệu được Việt Nam đến bạn bè thế giới là một hướng đi mới cần thúc đẩy.

Chúng ta cần phải hội nhập, liên kết với các nước, tổ chức giáo dục quốc tế nhiều hơn, tiếp cận với các trường đại học, các đẳng trên thế giới, trong khu vực nhiều hơn nữa để có nhiều cơ hội tự giới thiệu về mình.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng giảng dạy, áp dụng các phương pháp, mô hình đào tạo của thế giới bằng việc mời giáo viên nước ngoài sang cùng giảng dạy, hoặc gửi các sinh viên ra nước ngoài học trong thời gian ngắn hạn.

Đồng thời, chúng ta cần tham khảo tài liệu giảng dạy, kỹ năng thực hành từ các nước bạn. Trong lĩnh vực y khoa, vấn đề thực hành sẽ rất quan trọng trong quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Về vấn đề này tôi thấy HIU đã thực hiện tốt trong thời gian qua, bằng việc có những ký kết, hợp tác với các bệnh viện lớn, hiện đại và cơ sở y khoa tân tiến để đào tạo cho các sinh viên ngành y.

Như vậy, theo tôi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam.

HIU cần nắm bắt cơ hội để trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế

Thưa ông, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành y khoa tại Việt Nam, tại sao ông lựa chọn HIU để đưa du học sinh Ấn Độ về nhập học?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Tôi biết HIU là một trường đại học có tên tuổi và uy tín tại Việt Nam. HIU được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên giỏi. Bên cạnh đó cơ sở vật chất cũng rất tốt, đáp ứng được yêu cầu về chương trình đào tạo y khoa. Ấn Độ rất quan tâm đến đời sống tinh thần của sinh viên, và tôi thấy HIU có thể đáp ứng được điều đó, đặc biệt là vấn đề giao lưu văn hóa, giao lưu ẩm thực.

Theo thông tin từ ngành giáo dục Ấn Độ, mỗi năm nước này có hơn 1,1 triệu học sinh có nhu cầu học tập ngành y khoa. Nhưng các đại học tại Ấn Độ chỉ có khả năng đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu này. Do đó, nhiều sinh viên Ấn Độ chọn giải pháp ra nước ngoài tu nghiệp như Trung Quốc, Malaysia, Sri Lanka… Hy vọng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ được xem là một điểm đến mới của sinh viên ngành y Ấn Độ.

'Xuất khẩu giáo dục': Bước tiến mới trong đào tạo đại học tại Việt Nam - Ảnh 4.

Cần phải hội nhập, liên kết với các nước, tổ chức giáo dục quốc tế nhiều hơn nữa để tăng cường liên kết - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn

Du học sinh Ấn Độ học ngành y khoa tại HIU sẽ được học theo chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, được triển khai trên cơ sở chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y Tế Việt Nam, đồng thời đổi mới tiệm cận chương trình đào tạo y khoa của các nước tiên tiến.

Ngoài việc học lý thuyết, học các kiến thức lâm sàng, sinh viên quốc tế còn được học tiếng Việt và các nét đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đây là điểm đặc biệt nhằm thu hút các bạn học sinh quốc tế.

Là một trường đại học tiên phong mang tính ứng dụng cao, tôi tin chắc HIU sẽ biết nắm bắt cơ hội trong thời gian tới để đưa HIU trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế, từ đó thực hiện mục tiêu "xuất khẩu giáo dục" ra thế giới.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Lê Nguyễn (thực hiện)