• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xúc tiến thương mại: Đừng chỉ nhớ xuất khẩu mà quên mất nhập khẩu

(Chinhphu.vn) - Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, khi nói đến xúc tiến thương mại, ta mới chỉ nhắc đến xuất khẩu và chỉ hiểu đến việc xuất khẩu hàng hóa, còn nhập khẩu chưa được nhắc đến.

14/04/2016 18:39

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương. Ảnh: Dân trí

Đừng quên nhập khẩu khi xúc tiến thương mại

Ông Thành nhận định, việc xúc tiến để tìm ra mối hàng tốt nhất, rẻ nhất, không phụ thuộc vào các thị trường truyền thống là rất quan trọng, cấp thiết bởi Việt Nam hiện phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc nên giá trị gia tăng rất thấp.

“Áo tôi đang mặc là hàng “Made in Vietnam” nhưng giá trị của Việt Nam trong này không quá 3% bởi nguyên phụ liệu, máy móc đều là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, Việt Nam chỉ gia công. Chính vì vậy, khi vào TPP, các nước rất quan tâm đến quy tắc xuất xứ bởi làm sao họ biết được nguồn gốc hàng hóa từ đâu, nhỡ anh tạm nhập tái xuất thì sao?”, ông Võ Trí Thành nói.

Cũng theo ông Thành, vấn đề thương mại hiện nay phải gắn với quy tắc xuất xứ, bởi quy tắc xuất xứ giúp phân biệt hàng hóa ở Việt Nam hay Trung Quốc… Đặc biệt, quy tắc xuất xứ là “bộ nhận diện”, điều kiện để phân biệt giữa người trong câu lạc bộ với ngoài câu lạc bộ. Nó còn là rào cản bởi muốn được hưởng thuế 0% thì doanh nghiệp phải đáp ứng được vấn đề quy tắc xuất xứ.

Quan trọng hơn, quy tắc xuất xứ còn là gợi ý để cơ quan nhà nước, doanh nghiệp xúc tiến thương mại, lập kế hoạch làm ăn bởi mỗi thị trường có quy tắc xuất xứ khác nhau ứng với năng lực khác nhau, bạn hàng khác nhau, ứng với chiến lược ngắn hạn, dài hạn.

“Ví dụ như ngành dệt may, nếu muốn ngắn hạn thì có thể chơi với thị trường Hàn Quốc (chỉ cần đáp ứng khâu cắt và may là đã được hưởng ưu đãi), hoặc dài hơn thì có thể làm từ vải trở đi là EU đã chấp nhận. Còn muốn có giá trị gia tăng cao hơn, chiến lược dài hạn thì phải đầu tư theo yêu cầu “từ sợi trở đi” của TPP”, ông Thành tư vấn.

“Chi phí tuân thủ” đang chưa được nói đến

Bên cạnh đó, khi nói về tác động của các FTA đối với Việt Nam, ông Võ Trí Thành chỉ ra những điểm cộng như: Giúp đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, cải cách thể chế, dịch chuyển lao động, tái cấu trúc.

Tuy vậy, điểm cộng lớn nhất cho Việt Nam nhưng lại rất ít người nhắc đến là cơ hội học hỏi những “người chơi” tốt nhất về đầu tư, công nghệ…

Thực tế cho thấy, các FTA Việt Nam tham gia đều có những đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những quốc gia này đều có sự phát triển về trình độ khoa học-công nghệ, do vậy khi “chơi” với những “người khổng lồ” này, cơ hội học hỏi của Việt Nam rất lớn.

Về khó khăn, vị chuyên gia này cho rằng, phần lớn các ý kiến nói về khó khăn từ trước đến nay đều nhắc đến những tác động tiêu cực đến ngành này, ngành kia nhưng khó khăn lớn nhất cho Việt Nam là tuân thủ, thích ứng với luật chơi tiêu chuẩn.

“Để tuân thủ luật chơi này, tốn không ít chi phí và những chi phí đó có thể gọi tên là “chi phí tuân thủ”. Tuân thủ ở đây là tuân thủ về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩn, minh bạch, cạnh tranh… Dù vậy, việc hội nhập vẫn sẽ là cuộc chơi tất yếu mà Việt Nam phải tham gia”, ông Thành nói.

Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), động lực thúc đẩy thương mại thế giới trong WTO bắt đầu chững lại. Trong nhiều năm qua, hầu như WTO không đưa ra kết quả nào về thúc đẩy thương mại. Vì vậy, các nước có sự suy tính đổi cách chơi mới là hình thành các FTA với quy mô lớn. Việt Nam cũng không phải là nước ngoại lệ.

Các FTA tạo ra vô số cơ hội từ việc giảm thuế quan, giúp cho thương mại của Việt Nam tăng lên đáng kể. Chỉ riêng TPP - Hiệp định có quy mô thương mại, kinh tế chiếm gần 40% GDP toàn cầu - đã giúp Việt Nam tăng hơn 30% về kim ngạch xuất khẩu.

Phan Trang