• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xung đột và khủng hoảng chính trị gây thiệt hại lớn

(Chinhphu.vn) - Tình hình căng thẳng khu vực biên giới Thái lan và Campuchia, những bất ổn tiếp diễn tại Ai Cập đã gây những xáo trộn trong đời sống dân thường cũng như thiệt hại lớn về kinh tế đồng thòi khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

12/02/2011 08:54

Những người biểu tình cắm trại tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo ngày 7/2, ngày thứ 14 của cuộc biểu tình. Ảnh: AFP

Tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới tranh chấp gần ngôi đền cổ Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan đã bước sang tuần thứ 2  sau khi binh lính hai nước nhiều lần đụng độ tại đây.

Các vụ đụng độ của binh sỹ quân đội Thái Lan và Campuchia từ ngày 4 – 7/2 ở khu vực biên giới gần ngôi đền cổ Preah Vihear đã làm hàng chục binh sĩ và dân thường của cả hai bên thương vong.

Khoảng 20.000 người dân của cả hai nước ở gần khu vực biên giới tranh chấp phải dời bỏ nhà cửa tìm nơi lánh nạn, khu đền cổ Preah Vihear bị hư hại nghiêm trọng. Trước tình hình này, cộng đồng quốc tế rất lo ngại và kêu gọi các bên kiềm chế.

Tại Ai Cập, cuộc khủng hoảng đã bước sang tuần thứ 3. Sau cuộc biểu tình rầm rộ nhất hôm 9/2, vào đêm 10/2, Tổng thống Hosni Mubarak tuyên bổ chuyển giao một phần quyền lực cho Phó Tổng thống Suleiman. Tuy nhiên, việc chuyển giao này không đáp ứng mong đợi của người dân Ai Cập. Họ muốn ông Mubarak phải từ chức để chuyển giao quyền lực cho một chính phủ đoàn kết dân tộc…

Theo một báo cáo mới nhất của Ngân hàng Credit Agricole (Pháp), khủng hoảng chính trị đã khiến Ai Cập thiệt hại 310 triệu USD mỗi ngày. Cùng với đó, rất nhiều du khách rời bỏ Ai Cập…

Trong một diễn biến khác, ngày 5/2, tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (START mới).

Như vậy, Hiệp ước START mới bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2011. 

Với việc Nga và Hoa Kỳ, hai nước sở hữu tới 95% kho vũ khí hạt nhân của thế giới, ký được Hiệp ước mới thay thế START-1, có thể nói xu hướng tư duy lành mạnh đã thắng thế.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton trao đổi văn kiện phê chuẩn START mới hôm 5/2. Ảnh: AP

Những cam kết nêu trong Hiệp ước cho thấy đây là thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn diện nhất trong vòng gần 20 năm qua. Nó không chỉ tạo bước đột phá giảm số vũ khí hạt nhân và phương tiện chuyên chở so với START-1, xóa bỏ đáng kể nguy cơ đối đầu giữa hai bên mà còn tạo cơ chế kiểm soát nhằm tăng cường sự tin tưởng chiến lược -điều có ý nghĩa quyết định đến việc đưa các thỏa thuận đi vào thực hiện.

Ngay sau khi START mới chính thức có hiệu lực, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng Nga và Hoa Kỳ cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm tiếp tục cắt giảm vũ khí chiến lược, đồng thời khẳng định đây là bước khởi đầu tốt đẹp trong mối quan hệ hai nước.

Bày tỏ tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp sau khi START mới chính thức có hiệu lực, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng việc thực thi Hiệp ước một cách đầy đủ sẽ tạo ra một thế giới an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Nguyễn Chiến