• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xung quanh phán quyết của 2 tòa án quốc tế đối với Israel

(Chinhphu.vn) - Các thẩm phán tại Tòa án Thế giới, tên chính thức là Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), hôm thứ Sáu (24/5) đã ra lệnh cho Israel dừng lại cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza khi trước đó, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng Israel.

25/05/2024 09:05
Xung quanh phán quyết của 2 tòa án quốc tế đối với Israel- Ảnh 1.

Thẩm phán Nawaf Salam - Chủ tịch Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) - đưa ra phán quyết ra lệnh Israel ngừng tấn công Rafah, tại Den Haag, Hà Lan vào ngày 24 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Reuters

Lý do ra phán quyết của tòa án quốc tế

Ngày 24/5, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết yêu cầu Israel tạm ngừng các hoạt động quân sự ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.

Đây được xem là phán quyết mang tính bước ngoặt có khả năng làm tăng thêm áp lực quốc tế đối với Israel sau hơn 7 tháng kể từ khi xung đột bùng phát ở Gaza.

Trong phán quyết, ICJ yêu cầu Israel ngay lập tức dừng chiến dịch quân sự ở Rafah cũng như bất kỳ hành động nào có thể gây thương vong cho dân thường Palestine ở Gaza.

Phán quyết cũng kêu gọi Israel tiếp tục mở cửa khẩu Rafah vào Gaza để việc cung cấp viện trợ nhân đạo "không bị cản trở."

ICJ là tòa án hàng đầu trực thuộc Liên Hợp Quốc và các phán quyết của tòa mang tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, ICJ không có công cụ thực thi các phán quyết của mình.

Xung quanh phán quyết của 2 tòa án quốc tế đối với Israel- Ảnh 2.

Cảnh đổ nát do xung đột Israel-Hamas tại thành phố Rafah, Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhiều nước ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế

Ngày 24/5, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên tiếng hoan nghênh việc Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết yêu cầu Israel lập tức dừng cuộc tấn công vào thành phố Rafah và mở lại cửa khẩu quốc tế Rafah để chuyển hàng cứu trợ vào Dải Gaza.

Trong tuyên bố chính thức trên Đài SABC ngay sau khi Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết yêu cầu Israel dừng cuộc tấn công vào thành phố Rafah và mở lại cửa khẩu Rafah, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết, nhấn mạnh rằng động thái của Tòa án có thể ngăn chặn sự tàn phá thành phố Rafah cũng như giúp cải thiện đáng kể tình hình nhân đạo tồi tệ tại Dải Gaza do cuộc chiến của Israel gây ra. Nam Phi là quốc gia đầu tiên trên thế giới khởi kiện Israel phạm tội ác diệt chủng tại Dải Gaza lên Tòa án Công lý Quốc tế.

Lực lượng Hamas cùng một loạt quốc gia Arab và Hồi giáo khu vực Trung Đông cũng đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, coi đó là bước đi quan trọng để bảo vệ người dân Palestine và giúp cải thiện tình hình nhân đạo tồi tệ hiện nay tại Dải Gaza do chiến dịch tấn công kéo dài hơn 7 tháng qua của Israel gây ra.

Ngày 24/5, Ai Cập đã hoan nghênh phán quyết mới nhất của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Tuyên bố cho hay Ai Cập kêu gọi Israel tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội diệt chủng cũng như luật nhân đạo quốc tế. Ai Cập cũng kêu gọi thực thi tất cả các biện pháp tạm thời do ICJ ban hành.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập lưu ý rằng phán quyết của ICJ phù hợp với tình hình hiện nay ở Gaza, nơi hàng chục nghìn người Palestine vô tội đã thiệt mạng và hầu hết cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Trước đó, Ai Cập đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng do các hoạt động quân sự của Israel ở Rafah gây ra, đồng thời nhấn mạnh các hoạt động đó đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo đối với hơn 1,4 triệu người Palestine ở thành phố Rafah

Về phần mình, trong phản ứng chính thức đầu tiên với phán quyết của Tòa quốc tế, Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu dự kiến có một loạt cuộc tham vấn qua điện thoại với các quan chức hàng đầu chính phủ nước này như Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn An ninh Quốc gia…

Đáng chú ý, truyền thông Israel đưa tin, không quân nước này đã lập tức tiến hành một loạt cuộc không kích quy mô lớn vào thành phố Rafah chiều nay, ngay sau khi Tòa án Công lý Quốc tế công bố phán quyết. Trước đó ít giờ, một quan chức chính phủ Israel tuyên bố với hãng tin Reuters của Anh rằng không một thế lực nào trên Trái Đất này có thể ngăn Israel tiếp tục cuộc chiến chống Hamas ở Dải Gaza.

Xung quanh phán quyết của 2 tòa án quốc tế đối với Israel- Ảnh 3.

Xe tăng Israel trong chiến dịch tấn công thành phố Rafah, phía nam Gaza. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Israel

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng Israel

Trưởng công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan cho biết đã đề nghị ICC bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng một số nhân vật chính trị khác.

Ngoài ông Netanyahu, nhóm công tố của ICC còn xin lệnh truy nã Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, cũng như các thủ lĩnh hàng đầu của Phong trào Hồi giáo Hamas là Yehia Sinwar, Mohammed Deif và Ismail Haniyeh vì các hành động của họ trong cuộc xung đột kéo dài hơn 7 tháng qua tại Gaza.

Trưởng công tố Karim Khan cho biết các cáo buộc chống lại các nhân vật trên bao gồm: tiêu diệt, giết người, bắt con tin, hãm hiếp và tấn công tình dục trong trại giam... Ông Khan nói rằng ông nắm trong tay "nhiều bằng chứng" để hỗ trợ cho việc nộp đơn xin lệnh bắt giữ ba nhân vật là Sinwar, Haniyeh và al-Masri, bao gồm các đoạn video và hình ảnh được xác thực về các cuộc tấn công cũng như lời khai từ các nhân chứng và những người sống sót khác.

Phản ứng trước động thái của ICC, Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz cho rằng đây là điều "đáng hổ thẹn", giống như việc (Hamas) tấn công các nạn nhân ngày 7/10/2023.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Israel mô tả việc Công tố viên ICC tìm cách ra lệnh bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel là "lệnh bắt giữ đối với tất cả chúng ta", đồng thời kêu gọi các nước thân thiện với Israel hành động để giải tán ICC.

Về phần mình, phong trào Hồi giáo Hamas đã lên án quyết định của Công tố viên ICC về việc bắt giữ 3 trong số các thủ lĩnh của nhóm này và yêu cầu hủy bỏ đề nghị trên.

Hàng viện trợ quốc tế cho Gaza mắc kẹt ở phía biên giới Ai Cập

Liên quan đến tình hình nhân đạo tại Dải Gaza. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho hay việc ngừng chuyển hàng viện trợ quốc tế qua cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Dải Gaza đang đe dọa đến các hoạt động nhân đạo.

Theo Ngoại trưởng Ai Cập, sự hiện diện quân sự ở cửa khẩu Rafah và các hoạt động quân sự khiến các đoàn xe viện trợ và tài xế xe tải gặp nguy hiểm.

Hiện nhiều chuyến hàng viện trợ đang bị mắc kẹt ở phía biên giới Ai Cập, dẫn đến lo ngại rằng một số nguồn cung cấp thực phẩm sẽ bị hư hỏng, trong khi Gaza đang đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói. Ông Shoukry kêu gọi Israel nhanh chóng mở các tuyến đường bộ khác để cung cấp viện trợ.

Cơ quan y tế Dải Gaza cho hay, kể từ khi xung đột Hamas- Israel bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái, đã có hơn 35.000 người Palestine thiệt mạng và gần 80.000 người khác bị thương. Do Israel mở rộng tấn công trên bộ ở Rafah, người dân thành phố vẫn đang di tản quy mô lớn, khiến nhu cầu nhân đạo càng tăng cao.