• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xung quanh việc tạm dừng mở một số ngành đào tạo đại học

(Chinhphu.vn) - Chủ trương tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được dư luận rất quan tâm. Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số nhà giáo xung quanh vấn đề này.

28/12/2012 11:28

Thí sinh dự thi cao đẳng, đại học năm 2012. Ảnh Chinhphu.vn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán. Bởi theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thì hiện nay cả nước cần khoảng 20% sinh viên theo học các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh. Tuy vậy, thực tế con số này đã lên tới 38%.

Các trường đang đào tạo vẫn tuyển sinh bình thường

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, mặc dù Bộ đã có nhiều khuyến cáo về sự dư thừa nhân lực các ngành trên, song trong kỳ tuyển sinh năm 2011 và 2012 tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành này lần lượt là 50% và 40% dẫn tới mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, không tìm được việc làm. Trong khi đó đất nước đang rất cần lao động có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khác.

Do vậy, từ năm 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ dừng mở các ngành trên tại các cơ sở đào tạo. Đồng thời, Bộ sẽ báo cáo, đề nghị Thủ tướng không mở các trường chuyên về đào tạo ngành này. Còn các trường hiện đang đào tạo các ngành này vẫn tuyển sinh bình thường.

Đồng thời, Bộ cũng khuyến cáo các trường tập trung đầu tư, phát triển những ngành là thế mạnh của trường và những ngành mà đất nước đang cần nhân lực như các ngành nông, lâm, thủy sản, cơ khí, chế tạo, điện tử…

Hiện nay, Bộ đang trình Chính phủ quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học để tạo cơ sở cho hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam phát triển phù hợp trong giai đoạn mới.

Tình trạng chạy theo ngành "hot" dù "tay trái"

Theo khảo sát của phóng viên, thực tế có nhiều cơ sở đào tạo vừa qua đã “chạy theo phong trào”, chạy theo ngành “hot” dù là “tay trái”. Chẳng hạn như, có cơ sở đại học chuyên ngành nông lâm nhưng lại đang đào tạo tới 60% sinh viên thuộc ngành kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh. Dẫn tới, trong kỳ tuyển sinh năm 2012, không chỉ các cơ sở đào tạo “đa ngành” mà nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành kế toán, ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… vừa qua cũng không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Do đó, chủ trương dừng mở một số ngành thừa đầu ra được nhiều giảng viên đại học đồng tình.

Chia sẻ quan điểm này thầy giáo Đỗ Văn Học, giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Dừng mở các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán là phù hợp. Hiện có quá nhiều trường đào tạo các ngành này, số sinh viên theo học cũng rất lớn. Nếu thời gian tới, trường nào cũng mở ngành này sẽ dẫn tới quá tải, thừa đầu ra, chất lượng đào tạo không được chú trọng. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo siết chặt đưa vào quy củ, nhằm tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường là phù hợp với thực tế.

Còn thầy Trần Vũ Thành, giảng viên Đại học Đồng Nai nói: Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi thời gian qua số lượng sinh viên theo học những ngành này quá nhiều. Việc chọn học chủ yếu chạy theo số đông, không xuất phát từ năng lực thực tế nên mới dẫn tới việc ra trường nhưng không có việc làm, nếu cứ tiếp tục cho mở thêm sẽ gây tốn kém và lãng phí nguồn lực gia đình và xã hội.

Khắc phục mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực

Cũng không thể phủ nhận một thực tế là thời gian qua có không ít cơ sở mở các ngành hướng tới mục tiêu kinh tế nhiều hơn là tập trung vào chất lượng đào tạo, nên tuyển sinh quá nhiều, trình độ sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. Dẫn tới sinh viên các ngành trên ra trường có thể bị thất nghiệp.

Vì thế, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh để góp phần cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực là đáp ứng nhu cầu chính đáng của thị trường lao động.

Cũng về vấn đề này, TS Nguyễn Cảnh Đương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng: Việc dừng mở các ngành đào tạo mà xã hội đang dư thừa lao động là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tế. Có thể coi đây là một trong những bước đi cần thiết để “tái cấu trúc” quy hoạch nguồn nhân lực trong tương lai, từng bước khắc phục tình trạng phát triển mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực thời gian qua.

TS. Nguyễn Cảnh Đương đề nghị, trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo cần siết lại để quản lý chặt chẽ các cơ sở đang đào tạo các ngành này, chỉ cơ sở nào đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ mới được phép tiếp tục tuyển sinh, đào tạo. Nếu không cần rút bớt chỉ tiêu, thậm chí đình chỉ tuyển sinh đối với những cơ sở không bảo đảm chất lượng đào tạo.

"Đã đến lúc, cần chấn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong nước để từng bước khắc phục tình trạng phát triển “nóng” trong thời gian qua", ông Đương nói.

Trần Mạnh – Thu Huyền thực hiện