• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung

(Chinhphu.vn) - Một bào thai chỉ khoảng 800-900 gram, quả tim chỉ bằng đầu ngón tay cái nhưng chúng ta đã can thiệp vào buồng tim và những van tim thành công, cứu sống đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

24/05/2025 16:13
Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung- Ảnh 1.

GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Ảnh: VGP/HM

Đây chỉ là một ví dụ điển hình trong các kỹ thuật can thiệp bào thai (y học bào thai) tiên tiến hiện nay, nhằm cứu sống đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Ví dụ này được GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ bên lề hội nghị Y học bào thai thường niên lần thứ 3 được tổ chức ngày 24/5 tại Hà Nội.

Đây là một lĩnh vực không ngừng phát triển trên toàn thế giới hiện nay, mở ra hy vọng chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả cho thai nhi ngay từ trong tử cung – nơi được coi là "bệnh viện đầu tiên" của con người.

Theo GS.TS Nguyễn Duy Ánh, trong lĩnh vực sản phụ khoa, chúng ta cần phải coi bào thai là một bệnh nhân và phải điều trị cho bệnh nhân khi có vấn đề về sức khoẻ.

Trước đây, lĩnh vực bào thai, cụ thể là buồng tử cung hay buồng ối, nơi thai nhi nằm, được coi như một nơi bất khả xâm phạm đặc biệt. Nếu có bất kỳ can thiệp nào, thường được xem là thất bại trong quá trình thai kỳ.

Tuy nhiên, với khoa học hiện đại ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các thăm dò và điều trị cho bào thai, thậm chí đưa cả những robot, dụng cụ nội soi và dụng cụ laser để thực hiện điều trị những dị tật cho bào thai.

"Nếu không có can thiệp từ ngay trong bào thai, thì sau chín tháng mười ngày, hoặc đứa trẻ sẽ tử vong trong tử cung hoặc khi ra đời, trẻ không thể hòa nhập với cộng đồng và có dị tật rất nặng", GS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.

Trên thế giới, can thiệp bào thai cũng mới chỉ phát triển vài chục năm gần đây. Tại Việt Nam, chúng ta đã triển khai lĩnh vực này khoảng 10 năm.

Từ một đề tài nhà nước do chính GS Nguyễn Duy Ánh làm chủ nhiệm, các quy trình can thiệp trong buồng tử cung để điều trị cho thai nhi đã chính thức được Bộ Y tế công nhận và cấp phép.

Đến nay, Việt Nam đã có nhiều cơ sở y tế có thể triển khai rất tốt lĩnh vực này, như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh…

Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung- Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị Y học bào thai thường niên lần thứ 3 được tổ chức ngày 24/5 tại Hà Nội - Ảnh: VGP/HM

 Lập Trung tâm y học bào thai tiệm cận những tiên tiến nhất thế giới

Đặc biệt, dự kiến trong tháng 6 tới đây, Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ thành lập Trung tâm Y học bào thai. Đây là một bước tiến chiến lược, khẳng định cam kết của Bệnh viện trong phát triển chuyên sâu, tiệm cận những thành tựu tiên tiến nhất của y học bào thai thế giới.

"Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ từ mặt bằng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho đến con người là các chuyên gia được đào tạo từ các trung tâm lớn của thế giới. Mục tiêu của Trung tâm sẽ cùng các bệnh viện lớn trên cả nước về sản phụ khoa hướng dẫn cho tất cả các tuyến y tế về quản lý thai kỳ. Trường hợp nào cần phải can thiệp bào thai thì nhất định sẽ được can thiệp để cứu đứa trẻ", GS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.

Hiện nay, các bệnh liên quan đến hội chứng truyền máu song thai, những vấn đề dải xơ buồng ối gây khuyết tật cho thai nhi, các vấn đề về thiểu ối, truyền máu khi đứa trẻ trong bào thai bị thiếu máu nặng, thoát vị cơ hoành, tràn dịch màng phổi, tràn dịch hoặc ứ đọng nước ở bể thận làm thận hoặc phổi của trẻ có thể bị hỏng… PGS Ánh cho biết, chúng ta đều đã được can thiệp thành công ngay từ trong bào thai và mang lại hiệu quả rất lớn.

Tuy nhiên, GS Ánh cũng nhìn nhận, trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đã sử dụng các công nghệ gen, tế bào gốc để can thiệp và điều trị cho đứa trẻ trong bào thai. Đây là một tầm cao hơn nữa mà Việt Nam tiếp tục vươn tới.

Chia sẻ về chi phí hiện nay cho mỗi ca can thiệp bào thai, GS Ánh cho biết, chi phí này phụ thuộc nhiều loại bệnh khác nhau. Có những bệnh chi phí vài chục triệu đồng, nhưng cũng có những kỹ thuật chi phí sẽ lớn hơn nhiều do thiết bị đắt, vật liệu chữa bệnh đắt. Vì vậy, tôi nghĩ cần có cơ chế chi trả bảo hiểm y tế cho lĩnh vực này và chúng ta phải coi bào thai cũng là người bệnh.

Hội nghị Y học bào thai thường niên - VFM 2025 là sự kiện khoa học quan trọng quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực: Y học bài thai, chẩn đoán trước sinh và các chuyên ngành liên quan như chẩn đoán hình ảnh, sơ sinh và di truyền.

Hội nghị lần này có 12 báo cáo khoa học về các chủ đề ngày càng được quan tâm như: Các phẫu thuật can thiệp bào thai - hiện tại và tương lai; Phẫu thuật laser trong hội chứng truyền máu song thai – những vấn đề còn bàn cãi; Khả năng tiếp cận với điều trị song thai một bánh rau có biến chứng ở Việt Nam; Thiếu máu bào thai; tràn dịch màng phổi thai nhi….

Đây là các báo cáo chuyên sâu, thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật can thiệp bào thai tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi tại Việt Nam.

Thuý Hà