• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Y học tái tạo – Xu hướng nghiên cứu ứng dụng trên thế giới

(Chinhphu.vn) – Y học tái tạo là lĩnh vực đang được đánh giá là hướng nghiên cứu ứng dụng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nhiều thành tựu trong sử dụng công nghệ tế bào, các sản phẩm sinh học… đã phục hồi các tổn thương và nâng cao sức khoẻ của người dân.

24/11/2023 15:39
Y học tái tạo – Xu hướng nghiên cứu ứng dụng trên thế giới- Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ Y tế và trường Đại học Y Hà Nội tri ân các nhà khoa học Nhật Bản. Ảnh: VGP/Hoài Linh

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023), Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Tổ chức nghiên cứu tái tạo, môi trường, Y tế (Merro) Nhật Bản tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật và công nghệ y sinh học.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, đây là lĩnh vực rất phát triển ở Nhật Bản, đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và cũng là lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên phát triển trong tương lai.

Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Vì vậy, Thứ trưởng tin tưởng rằng, thông qua Hội thảo lần này, các nhà khoa học của hai quốc gia cùng trao đổi chia sẻ ý tưởng và các kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất cho Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan các định hướng phát triển công nghệ y sinh với mục tiêu ứng dụng hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân hai nước.

Một trong những nội dung trọng tâm của Hội thảo mà các chuyên gia của 2 nước chia sẻ, đó là lĩnh vực y học tái tạo. Đây là hướng nghiên cứu ứng dụng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm trong những năm qua.

Rất nhiều thành tựu trong việc sử dụng công nghệ tế bào, các sản phẩm sinh học… đã sửa chữa, phục hồi các tổn thương của tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người giúp phục hồi và nâng cao sức khoẻ người dân.

Một trong những nghiên cứu Trường Đại học Y Hà Nội hợp tác với Trung tâm quốc gia về y tế và sức khỏe toàn cầu Nhật bản (NCGM) triển khai, đó là nghiên cứu đánh giá tuân thủ uống thuốc PrEP đối với nhóm đối tượng nguy cơ cao nhiễm HIV.

Nhiều năm qua, Trung tâm đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và thông qua hợp tác với NCGM củng cố thêm giá trị những đóng góp này.

Theo GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội, hội thảo lần này là cơ hội quan trọng, là cầu nối, mở ra triển vọng hợp tác to lớn giữa các nhà khoa học Việt Nam với các nhà khoa học hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực y học, làm phát triển hơn nữa mối quan hệ truyền thống sâu sắc phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước.

Hiền Minh