Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Trên đây là ý kiến bày tỏ của bạn đọc Trần Thanh Lộc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trao đổi về vấn đề này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu đào tạo ở các ngành, khoa Lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng là cung cấp cho người học các kiến thức chuyên môn Lịch sử và giúp các em hình thành các kỹ năng khác phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này khi ra trường.
Trong nhà trường, các sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên môn Lịch sử và các kiến thức khác về triết học, tâm lý giáo dục…, được đi thực tế, thực tập để gắn kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống. Do đó nếu nói “Kỹ năng mềm của các bạn sinh viên Việt Nam gần như là không có" là không thỏa đáng.
Mặt khác, trong thời gian học tập ở trường phổ thông, học sinh không chỉ được học kiến thức các bộ môn mà còn được tham gia các hoạt động khác ngoài giờ lên lớp, tham gia các hoạt động xã hội, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú của bộ môn như dạy học tại thực địa, tham quan dã ngoại, làm bài tập nghiên cứu, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án… trong đó có giáo dục kỹ năng sống. Do vậy các em đã dần dần được làm quen và trải nghiệm các kỹ năng khác nhau.
Như vậy, không phải đến thời sinh viên các em mới được trang bị các kỹ năng sống. Đồng thời, chính cuộc sống là trường học để các em hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, do đó sinh viên khi mới ra trường cũng phải cần thời gian để dần hoàn thiện các kỹ năng của mình.
Kỹ năng sống hình thành ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: do chính bản thân các em, do giáo dục của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng sống của học sinh, sinh viên Việt Nam còn nhiều hạn chế và mong muốn sẽ nhận được sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội cùng nâng cao kết quả của hoạt động này.
Trả lời về việc đưa một số môn thể thao vào chương trình giảng dạy
Trả lời câu hỏi của bạn đọc ở địa chỉ email vanthuan2106@... về việc có nên đưa một số bộ môn thể thao (điển hình như bóng đá) vào chương trình giảng dạy cho học sinh các cấp để vừa nâng cao sức khỏe cho học sinh cũng như góp phần nâng cao trình độ và thành tích của thể thao nước nhà trong tương lai, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến như sau:
Theo Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Thể dục có mục tiêu tạo cho học sinh “một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyện, nâng cao sức khỏe”.
Chương trình giáo dục phổ thông cũng đã dành thời lượng cho các môn thể thao tự chọn như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Đẩy tạ… Đối với mỗi lớp của cấp THCS, đưa 1 môn thể thao với thời lượng là 12 tiết/70 tiết/năm; đối với mỗi lớp của cấp THPT, đưa 2 môn Thể thao (mỗi môn 10 tiết), là 20 tiết/70 tiết/năm.
Ngoài các môn thể thao đã nêu trong Chương trình, các địa phương có thể chọn thay thế bằng môn thể thao khác hoặc môn thể thao là thế mạnh của địa phương để đưa vào giảng dạy, tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Làm như vậy sẽ phát huy được khả năng của học sinh và khai thác được điều kiện cơ sở vật chất, phát huy thế mạnh về môn thể thao phù hợp với từng địa phương.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin phản hồi công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân