• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Y tế Hà Nội: Sẵn sàng ứng phó ảnh hưởng mưa bão

(Chinhphu.vn) - Sở Y tế Hà Nội yêu cầu mỗi đơn vị y tế tổ chức 2 đội cấp cứu cơ động với đầy đủ thuốc và trang thiết bị kèm theo, sẵn sàng đáp ứng các tình huống xẩy ra do ảnh hưởng của cơn bão số 14.

11/11/2013 07:33

Nhằm chủ động đối phó với những diễn biến bất thư­­ờng của thời tiết trong mùa m­­ưa bão, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về ngư­ời và tài sản do thiên tai gây ra, ngành Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trong và ngoài công lập mỗi đơn vị tổ chức 2 đội cấp cứu cơ động với đầy đủ thuốc và trang thiết bị kèm theo, sẵn sàng đáp ứng các tình huống xẩy ra;

Chuẩn bị phư­­ơng án đảm bảo an toàn cho tính mạng ng­­ười bệnh, nhân viên y tế, bảo vệ tài sản Nhà n­­ước, các trang thiết bị đắt tiền nh­­ư máy CT Scaner, Xquang, Siêu âm, máy xét nghiệm, thuốc... Dự trữ nhiên liệu, thuốc men, y dụng cụ, l­ương thực thực phẩm (cho cả ngư­ời bệnh); Triển khai điểm trực PCLB & TKCN với số điện thoại cố định và di động đảm bảo th­ường trực 24/24 giờ

Trung tâm Y tế dự phòng chỉ đạo chuyên môn cho các TTYT  biết cách hướng dẫn người dân khử trùng và sử dụng n­ước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, thu gom và xử lý phân, xử lý rác. Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ... theo hư­ớng dẫn của Bộ Y tế. Luôn luôn đảm bảo đầy đủ cơ số phòng chống dịch và cấp phát kịp thời cho các quận/huyện/thị xã. Đồng thời tăng c­ường giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng như­ tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, bệnh về mắt, da liễu .... xử lý kịp thời không để dịch lan rộng.

Các Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã được yêu cầu triển khai kế hoạch đảm bảo công tác y tế cho hoạt động PCLBTKCN của địa phư­ơng, mỗi đơn vị tổ chức 1 đội cấp cứu cơ động, 1 đội phòng chống dịch cơ động sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu Ban chỉ đạo PCLBTKCN địa phương và Sở Y tế.

Đối với các quận/huyện/thị xã ven sông, cần thực hiện theo kế hoạch di dân của UBND địa phương khi bị ngập úng, đảm bảo dân đến đâu có y tế ở đó; Chỉ đạo trạm y tế xã/ph­­ường/thị trấn chủ động triển khai các hoạt động vệ sinh môi tr­ường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện sẵn sàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp và tham m­ưu cho UBND xã, ph­­ường có kế hoạch phát hiện, xử lý dịch bệnh, vệ sinh môi trường khi bị ngập úng; tổ chức thư­ờng trực 24/24 giờ khi có báo động cấp 2 trở lên. Ban chỉ huy PCLBTKCN ngành Y tế sẽ tổ chức thư­ờng trực 24/24 giờ khi có báo động cấp 2 trở lên tại Văn phòng Sở Y tế, số 4 phố Sơn Tây- quận Ba Đình.

 

Minh Anh