• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Yên Bái: Biến đổi khí hậu và nguy cơ mất không gian sinh sống

Mất rừng, lũ về, nhà sập

07/07/2011 11:33
Lũ quét, hạn hán, cháy rừng, môi trường bị hủy hoại... ngày càng diễn ra mạnh mẽ do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể khiến người dân cả vùng đô thị và nông thôn tỉnh miền núi Yên Bái mất dần không gian sinh sống.
Mất nhà, mất rừng
Theo khảo sát của Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai (Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH), BĐKH, cụ thể là thiên tai, đang làm tình trạng tranh chấp không gian sống ở Yên Bái diễn ra sâu rộng hơn. BĐKH đang tác động mạnh mẽ đến đời sống và sinh kế của người dân Yên Bái với 80% dân số nông thôn, miền núi.
Trước tiên là chỗ ở. Trong vài năm trở lại đây, Yên Bái liên tiếp hứng chịu lũ quét, sạt lở đất, cuốn trôi nhiều nhà cửa, phá hoại ruộng vườn và gây thiệt hại về người. Mới đây nhất là trận mưa lớn kéo dài trong đêm 22 và sáng 23/6 đã gây ra lũ quét ở thôn Sua Lông, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) làm 4 người thiệt mạng. Hay chỉ tính riêng một trận lũ quét do hoàn lưu bão số 3 năm 2010 gây mưa đã làm 271 nhà dân ở huyện Trấn Yên bị thiệt hại, trong đó có 9 nhà sập hoàn toàn, 11 nhà hư hỏng nặng và 50 nhà ngập nước.
Sự khủng khiếp của cơn lũ, dù đã đi qua nhưng dấu vết của nó vẫn làm người ta bàng hoàng. Những nền nhà xoáy thành ao, cột điện cao thế gãy vụn, thân tre núi bị đánh dập như xơ mướp, còn những khối gỗ to như cột đình từ trên núi bị nước đưa xuống nhẹ nhàng như những món đồ chơi. Những nơi trước đây là xóm làng đã bị san phẳng, hoang tàn như bãi đất hoang. Từ đổ nát ấy, người dân lại gồng mình đứng lên xây dựng lại từ đầu.
Rừng bị thu hẹp do người dân phá rừng làm nương rẫy, phá rừng bán gỗ gây ra xói mòn, sụt lở đất dốc, giảm dòng chảy mặt… Rừng bị suy thoái khiến các tác động của thiên tai mạnh mẽ. Đó là lũ thường xuyên xảy ra và cháy rừng thì ngày càng khốc liệt. Chỉ tính trong một tháng đầu năm 2010, ở tỉnh đã xuất hiện gần 20 vụ cháy rừng, có ngày xảy ra 2-3 vụ. Khu vực canh tác lâm nghiệp bị cháy, chất lượng đất khó phục hồi hoặc mất một thời gian dài mới khôi phục chất lượng để sản xuất.
Bảo vệ rừng để bảo vệ đời sống người dân
Tại Hội thảo tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Yên Bái diễn ra mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, phải xem bảo vệ rừng là ưu tiên số một để bảo vệ người dân trong bối cảnh BĐKH.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai - đơn vị tư vấn xây dựng Kế hoạch hành động của tỉnh, một chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững cần sớm được thực hiện, trong đó ưu tiên việc trồng, bảo vệ, phòng chống cháy rừng. "Việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng phải hướng đến mục tiêu bền vững thông qua cải tiến kỹ thuật khai thác hiệu quả để giảm tác động đến cây cối và đất rừng, cung cấp tài chính cho các hoạt động khôi phục rừng, hỗ trợ các hoạt động phát triển rừng bằng chính sách thuế và đầu tư thông thoáng. Về lâu dài, cần xây dựng chương trình xã hội hóa lâm nghiệp, định canh, định cư, đa dạng hóa các hình thức tham gia phát triển và bảo vệ rừng", ông Cường nói.
Một trong những giải pháp nhằm giám sát các biểu hiệu của BĐKH được các chuyên gia nhấn mạnh, đó là xây dựng mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai. Với một vùng địa hình núi phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ quét, rất cần tăng mật độ trạm quan trắc, hiện đại hóa hệ thống truyền tin, xây dựng các hệ thống cảnh báo thiên tai. Điều quan trọng hơn là triển khai chương trình giáo dục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, BĐKH để không ai chủ quan, lờ là với thách thức đã cận kề.
Nhật Tân