• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Yêu cầu đẩy mạnh kê đơn thuốc điện tử, liên thông đơn thuốc và bán thuốc theo đơn

(Chinhphu.vn) – Việc áp dụng công nghệ thông tin là phương án hữu hiệu để có thể quản lý việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc cũng như truy xuất nguồn gốc thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đồng thời tránh hiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh.

11/05/2025 09:46
Yêu cầu đẩy mạnh kê đơn thuốc điện tử, liên thông đơn thuốc và bán thuốc theo đơn- Ảnh 1.

Yêu cầu đẩy mạnh kê đơn thuốc điện tử, liên thông đơn thuốc và bán thuốc theo đơn - Ảnh: VGP/HM

Sau vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả được phát hiện tại một số địa phương, Văn phòng Chính phủ có 2 công văn (số 3700/VPCP-KGVX và 4028/VPCP-KGVX) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, yêu cầu Bộ Y tế tiếp chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc kết nối cơ sở cung ứng thuốc, bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 và tại Công văn số 668/VPCP-KGVX ngày 24/1/2025.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện kê đơn thuốc điện tử, liên thông đơn thuốc điện tử trên "Hệ thống thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn" và chỉ đạo thực hiện nghiêm việc bán thuốc theo đơn.

Đơn thuốc điện tử ngăn chặn thuốc giả?

Theo ông Nguyễn Hữu Trọng, Tổng Thư ký Hội Tin học y tế Việt Nam, việc triển khai Hệ thống thông tin quốc gia quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn nhằm mục tiêu liên thông tất cả đơn thuốc được kê từ tất cả các cơ sở khám chữa bệnh (công và tư) trên phạm vi toàn quốc với mã định danh cụ thể của bác sĩ, mã định danh cơ sở khám chữa bệnh và mã định danh cho từng đơn thuốc về kho tổng của Bộ Y tế.

Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ chia sẻ đơn thuốc (qua sự cho phép của người bệnh khi tới cơ sở bán lẻ thuốc) với từng phần mềm của từng cơ sở bán lẻ, để cơ sở thực hiện việc cấp bán thuốc theo đơn và tiếp nhận báo cáo số lượng đã cấp, bán trên từng đơn thuốc.

Từ đó, tránh được tình trạng người bệnh mua thuốc với đơn thuốc không minh bạch (đơn kê tay không xác thực không rõ nguồn gốc); mua thuốc nhiều lần với đơn thuốc đã bán hết số lượng hoặc mua thuốc với đơn đã hết hạn (thời hạn hiệu lực của đơn thuốc được quy định trong Thông tư 52/2017/TT-BYT là 5 ngày)…

Tuy nhiên, việc thúc đẩy các cơ sở khám chữa bệnh liên thông đơn thuốc trên phạm vi toàn quốc của ngành y tế vẫn còn chậm trễ. Dù thời hạn cuối đối với nhóm cơ sở khám chữa bệnh quy định tại thông tư 04/2022/TT-BYT là ngày 30/6/2023 các cơ sở phải liên thông đơn thuốc.

Tới thời điểm hiện tại, theo báo cáo Hệ thống mới ghi nhận có 11.213 cơ sở khám chữa bệnh các loại hình thực hiện liên thông đơn thuốc thường xuyên trên tổng số khoảng hơn 60.000 cơ sở đang hoạt động trên toàn quốc. Rất nhiều bệnh viện lớn tuyến cuối vẫn chưa liên thông đơn thuốc hoặc chỉ liên thông đơn kê bảo hiểm, còn đơn thuốc khám chữa bệnh theo yêu cầu không liên thông.

Đa phần các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chưa thực hiện liên thông đơn thuốc (khoảng 40.000 cơ sở chưa liên thông). Rất nhiều cơ sở bán lẻ thuốc, kể các các nhà thuốc trong bệnh viện chưa thực hiện bán thuốc theo đơn bằng mã đơn thuốc điện tử theo quy định của Thông tư (trong tổng hơn 218 triệu đơn thuốc đã liên thông chỉ có hơn 3,6 triệu đơn ngoại trú được báo cáo đã bán từ các cơ sở bán lẻ thuốc).

Cũng tới thời điểm này, rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh vẫn kê đơn thuốc trên giấy, thậm chí đơn không rõ nguồn gốc, kê đơn trên phầm mềm nhưng không đúng chuẩn quy định của Thông tư 04/2022/TT-BYT hoặc kê đơn trên phần mềm nhưng không liên thông về hệ thống.

Theo ông Nguyễn Hữu Trọng, việc triển khai kê và liên thông đơn thuốc điện tử từ phần mềm của cơ sở khám chữa bệnh về Hệ thống thông tin quốc gia quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn là hoàn toàn không khó khăn. Các phần mềm chủ động thực hiện và không tạo thêm quy trình mới nào trong việc khám chữa bệnh của người bác sĩ.

Việc nhập mã đơn thuốc điện tử vào phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc để bán thuốc theo đơn cũng thuận lợi và tiết giảm thời khi mỗi cơ sở thực hiện bán thuốc.

"100% cơ sở bán lẻ thuốc đã có phần mềm từ năm 2019 theo quy định tại thông tư 02/2018/TT-BYT. Các cơ sở đều không tốn kém chi phí hay mất thêm thời gian trong triển khai việc làm này. Tuy nhiên, các cơ sở vẫn chưa thực hiện đầy đủ (đặc biệt khối cơ sở khám chữa bệnh). Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn chưa được thực thi và cũng là nguyên nhân khiến thị trường thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.... tiếp diễn", Hội Tin học y tế Việt Nam cho biết.

Vừa qua, lực lượng công an đã phát hiện đường dây buôn bán hơn 20 loại thuốc giả, trong đó hơn 1/3 là thuốc kê đơn, với tổng giá trị giao dịch hơn 200 tỷ đồng.

Việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn diễn ra phổ biến, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở nước ta.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo, kháng thuốc là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất toàn cầu. Tại Việt Nam, khoảng 93% giao dịch mua thuốc kê đơn là không có đơn thuốc. Việt Nam đang trong nhóm 10 quốc gia có tình trạng kháng thuốc cao nhất thế giới.

Hiền Minh