• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

2 luồng ý kiến về thời hiệu tại dự thảo Bộ luật dân sự

(Chinhphu.vn) – Quy định về thời hiệu tại dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) hiện đang có 2 luồng ý kiến góp ý. Luồng ý kiến thứ nhất nhất trí với quy định trong dự thảo, bên cạnh đó, lại có luồng ý kiến đề nghị tiếp tục quy định như Bộ luật dân sự hiện hành.

20/01/2015 16:39

Điều 155 Bộ luật dân sự hiện hành quy định các loại thời hiệu sau: 1- Thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết dân sự (gọi chung là thời hiệu khởi kiện); 2- Thời hiệu hưởng quyền dân sự; 3- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Trong đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án giải quyết vụ, việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện hoặc mất quyền yêu cầu.

Dự thảo Bộ luật đề xuất quy định chung về thời hiệu (Điều 167 – 180) và thời hiệu thừa kế (Điều 646) theo hướng: cá nhân, pháp nhân phải yêu cầu tòa án giải quyết vụ, việc dân sự trong thời hạn luật định; hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối giải quyết yêu cầu như quy định hiện hành, tòa án vẫn phải thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự.

Có nhiều ý kiến nhất trí với quy định trong dự thảo Bộ luật vì quy định này là phù hợp với bản chất pháp lý của thời hiệu, tạo công cụ pháp lý tốt hơn để tòa án bảo vệ các quyền dân sự của các tổ chức, cá nhân. Việc quy định thời hiệu khởi kiện như hiện hành chưa giúp giải quyết được một cách triệt để và dứt điểm các tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, khi không được Nhà nước bảo vệ quyền lợi thì các chủ thể có sử dụng những biện pháp hành xử ngoài vòng pháp luật để xử lý nội bộ với nhau, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Quy định này cũng là để hạn chế tình trạng tòa án có thể căn cứ vào thời hiện mà từ chối yêu cầu giải quyết sự việc, góp phần cụ thể hóa và triển khai thi hành khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013, theo đó, “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Thêm vào đó, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước cho thấy, Bộ luật dân sự của các nước cũng quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự; không quy định về thời hiệu là căn cứ để tòa án từ chối giải quyết vụ, việc dân sự.

Bên cạnh đó, có những ý kiến đề nghị tiếp tục quy định về thời hiệu khởi kiện như Bộ luật dân sự hiện hành vì các lý do sau đây: Thứ nhất, để nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình.

Thứ hai, không tạo áp lực cho tòa án trong việc giải quyết những vụ việc đã xảy ra trong thời gian dài, khó xác định về chứng cứ cũng như nội dung vụ việc.

Thứ ba, thời hiệu khởi kiện đã được quy định và áp dụng ổn định trong pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự ở nước ta; việc bỏ quy định về loại thời hiệu này có thể gây ra những xáo trộn nhất định trong thi hành pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và góp ý về vấn đề này tại đây.