• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

3 loại cảng biển Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam. Theo đó, có 3 loại cảng biển.

25/11/2013 18:15
Ảnh minh họa

Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với cảng biển loại I có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước được ký hiệu là cảng biển loại IA.

Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương.

Cảng biển loại III là cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Danh mục phân loại cảng biển, có 14 cảng biển loại I và 17 cảng biển loại II, 13 cảng biển loại III.

4 tiêu chí phân loại cảng biển Việt Nam

Theo Quyết định, việc phân loại cảng biển Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí.

Thứ nhất, đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về diện tích, dân số, loại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ hàng hải và hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển.

Thứ hai, vai trò, chức năng và tầm ảnh hưởng của cảng biển đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, liên vùng hoặc cả nước.

Thứ ba, quy mô và công năng của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về loại hàng hóa và sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển; tổng chiều dài bến cảng, trọng tải tàu tiếp nhận tại thời điểm hiện tại và theo quy hoạch.

Thứ tư, xu hướng đầu tư xây dựng để phát triển cảng biển tập trung, tránh dàn trải, tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có 1 cảng biển theo quy định tại Điều 59 Luật Hàng hải Việt Nam.

Mục đích của phân loại cảng biển Việt Nam nhằm tổ chức quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng biển phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, thông lệ hàng hải quốc tế có liên quan.

Bên cạnh đó, quyết định việc đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hoàng Diên