Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của bà Lưu Thị Thu (Hà Nội), từ cuối tháng 7 đến ngày 23/9/2021, do thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg nên bà không đi làm được và cũng không được đóng bảo hiểm. Trong thời gian đó dù công ty vẫn hoạt động và thực hiện “3 tại chỗ” cho công nhân, nhưng người không đi làm được công ty tính là nghỉ việc riêng.
(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Lê Dạ Thảo (TPHCM) làm việc tại công ty, có tham gia BHXH. Vì dịch bệnh COVID-19, bà không thể thực hiện làm việc “3 tại chỗ” cùng công ty nên đã thoả thuận nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 9/8/2021 đến nay.
(Chinhphu.vn) – Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương châm "3 tại chỗ" nhưng có một số người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu "3 tại chỗ" của doanh nghiệp thì người lao động và doanh nghiệp thống nhất để xác định theo một trong các cách: ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng...
(Chinhphu.vn) - Đây là một trong 3 yêu cầu mà Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh khi đi kiểm tra tình hình sản xuất tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 và có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sáng 25/8.
(Chinhphu.vn) – Việc triển khai “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) đã chứng minh được hiệu quả tại Bắc Ninh, Bắc Giang và hiện đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam khi dịch bùng phát mạnh. Thực tiễn cho thấy, có thể đây là phương án tốt nhất hiện nay, nếu không nói là duy nhất, để các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ở mức tối thiểu, không bị đứt gãy vì dịch bệnh. Đây cũng là lựa chọn rất khó khăn nhưng cấp thiết lúc này.