• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

5 điểm cần làm rõ về hình thức giao dịch dân sự

(Chinhphu.vn) - Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 có các quy định liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự được các chuyên gia đánh giá là đã tạo ra một cuộc cách mạng trong tư duy pháp lý truyền thống về ảnh hưởng của hình thức đến hiệu lực của giao dịch dân sự .

14/02/2015 16:28

Ảnh minh họa

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định thay đổi này kết hợp với việc tìm hiểu những tranh chấp thực tế đã nảy sinh, từ góc độ người viết, xin đóng góp một vài ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Thứ nhất, về tính logic giữa các điều luật: Giữa khoản 2 (Điều 136) và khoản 1 (Điều 145) chưa có sự thống nhất về hậu quả của giao dịch không tuân thủ về hình thức.

Khoản 2 (Điều 136) chỉ ra giao dịch phải tuân thủ quy định nếu luật có quy định nhưng không quy định hậu quả pháp lý của chúng; tiếp đó khoản 1 (Điều 145) lại chỉ ra luật có quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì khi việc không tuân thủ hình thức mới khiến giao dịch dân sự vô hiệu.

Khoản 2 (Điều 136) quy định: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức nhất định thì giao dịch dân sự phải được thể hiện theo hình thức đó”. Khoản 1 (Điều 145) quy định: “Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu...”.

Việc nhà làm luật dùng từ “phải” tại khoản 2 (Điều 136) khiến cho người đọc hiểu đó là những quy định có tính mệnh lệnh, bắt buộc và nếu không tuân thủ thì có nghĩa là đã trái với quy định của pháp luật và lẽ đương nhiên giao dịch đó sẽ vô hiệu nhưng đến khoản 1 Điều 145 nhà làm luật giới hạn phạm vi thông qua quy định: Khi nào luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sự không tuân thủ mới làm cho giao dịch dân sự vô hiệu.

Thứ hai về tính khả thi: Với những quy định hiện hành trong dự thảo về hình thức của giao dịch dân sự, nhà làm luật không có quy định cụ thể về những loại giao dịch có tính chất, đặc điểm gì thì phải tuân thủ quy định về hình thức và khi nào hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Các nhà làm luật đang đi theo hướng để cho người thực hiện luật phải tự “mày mò”, tìm kiếm và tự tổng kết chúng từ vô vàn các văn bản luật chuyên ngành như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai...

Thứ ba về sự cân đối và nhất quán trong ý tưởng thiết kế của điều luật: Khoản 1 (Điều 145) có quy định về 2 trường hợp ngoại lệ mà cho dù luật có quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng vẫn không bị vô hiệu:

1. Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:

a) Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó;

b) Trường hợp chủ thể chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án cho phép thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sựtrong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu”.

Người viết cho rằng điểm a và b đang dựa trên ý tưởng cốt lõi là cho dù giao dịch có vi phạm về hình thức nhưng cần phải tham chiếu thêm vấn đề các bên thực tế đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch hay chưa để đưa ra kết luận về số phận của giao dịch đó.

Tuy nhiên, ý tưởng của nhà làm luật được thể hiện dường như không nhất quán ở chỗ điểm a có chèn thêm yêu cầu giao dịch đó không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người khác, còn điểm b thì không đề cập đến yêu cầu này; từ đó có thể suy diễn là mục đích của giao dịch nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ không còn là yêu cầu nếu giao dịch chưa được thực hiện?

Khoản 2 (Điều 140) quy định: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì đối với người thứ ba, giao dịch dân sựđó vô hiệu”. Chúng tôi thực sự chưa rõ tại sao nhà làm luật cho rằng chỉ đối với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu, còn đối với chủ thể còn lại của giao dịch thì lại không có quy định cụ thể là có hay không có hiệu lực. Thêm nữa, nội dung của điểm b, khoản 1 (Điều 145) hoàn toàn không ăn nhập gì với quy định có tính chất dẫn đề của khoản 1; bởi lẽ khoản 1 đang chỉ ra các trường hợp không bị vô hiệu nhưng điểm b đưa ra kết luận về giao dịch vô hiệu nếu hết thời gian hợp lý mà các bên không hoàn tất về hình thức.

Thứ tư về tính thực tế của điều luật: Việc yêu cầu hoàn tất về hình thức trong một thời gian hợp lý khi đã có tranh chấp ra Tòa thì yêu cầu hoàn tất là một phương án rất khó trở thành hiện thực bởi một khi đã tranh chấp thì nguyên đơn không bao giờ muốn hoàn tất thủ tục bởi ý định của họ muốn Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.

Thứ năm về thời hiệu yêu cầu khởi kiện về hình thức: Chúng tôi không thấy quy định Điều 176 của Dự thảo về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu: Vậy có thể hiểu là trong thời gian bao lâu thì các chủ thể vẫn có quyền khởi kiện? Điều này không có câu trả lời rõ ràng từ nhà làm luật khi khoản 2 của Điều 176 có liệt kê các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện không có trường hợp giao dịch vi phạm về hình thức.

TS. Lê Đình Nghị

Trường Đại học Luật Hà Nội