• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

6 tháng đầu năm văn bản nợ đọng tăng so cùng kỳ

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp cho biết, theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2015, số lượng văn bản quy định chi tiết còn nợ đọng là rất lớn, với 102 văn bản, tăng 52 văn bản so với tháng 6/2014.

27/07/2015 16:57

Ảnh minh họa

Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và kết quả rà soát của Bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 178 văn bản (74 nghị định, 6 quyết định, 84 thông tư, 14 thông tư liên tịch), bao gồm: 155 văn bản nợ đọng quy định chi tiết 34 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; 23 văn bản quy định chi tiết 4 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016.

Tính đến ngày 24/7/2015, đối với 155 văn bản nợ đọng, quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành được 53 văn bản (28 nghị định, 3 quyết định, 22 thông tư). Đối với 23 văn bản quy định chi tiết 4 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang tích cực nghiên cứu soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.

Bộ Tư pháp cho biết, các văn bản quy định chi tiết được ban hành cơ bản đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi. Một số văn bản quy định chi tiết đã được ban hành sớm để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật như Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật giáo dục nghề nghiệp, 2 thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định, hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 102 văn bản (35 nghị định, 2 quyết định, 52 thông tư, 13 thông tư liên tịch) chưa được ban hành. Tình trạng này đã có tác động không nhỏ, gây ảnh hưởng đến công tác tổ chức triển khai thi hành luật, pháp lệnh, đến quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Bộ Tư pháp là do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải xây dựng một số rất lớn các dự án luật, pháp lệnh. Số lượng văn bản quy định chi tiết phải xây dựng, ban hành trong 6 tháng đầu năm 2015 cũng rất lớn, với 178 văn bản, tăng 93 văn bản so với cùng kỳ năm 2014 (85 văn bản). Nội dung của nhiều dự án, dự thảo văn bản quy định những vấn đề mới, phức tạp, chưa có cơ sở thực tiễn, liên quan đến các quy định khác của pháp luật đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc liên quan đến việc đàm phán, ký kết các Hiệp định, điều ước quốc tế dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xây dựng, ban hành, trong khi đó thời gian để xây dựng, ban hành văn bản là tương đối ngắn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo một số Bộ, ngành chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng pháp luật; chưa có định hướng rõ ràng về chính sách, chưa lường trước được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án, dự thảo văn bản. Công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình xây dựng pháp luật chưa thực sự chặt chẽ.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt công tác thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ; hạn chế tình trạng xin lùi thời hạn trình văn bản, nợ đọng văn bản. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn với tổ chức pháp chế, giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác tiền kiểm (góp ý, thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính) với công tác hậu kiểm (kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật). Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực nhằm bảo đảm tính khả thi của văn bản; chủ động phối hợp giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Danh mục văn bản “nợ đọng” quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực tính đến ngày 24/7/2015.

- Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016.

Tuệ Văn