• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình

(Chinhphu.vn) - Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấm tiếp xúc.

03/03/2023 09:25
Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Nội dung trên được nêu tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo.

Khi thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc phải đảm bảo nguyên tắc:

1. Ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yếu thế trong gia đình. 

2. Trước khi áp dụng cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình được thông báo đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong đó bao gồm cả quyền được lựa chọn chỗ ở ngay tại nhà. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự quyết định theo thẩm quyền thì phải bảo đảm chỗ ở an toàn cho người bị bạo lực gia đình. 

3. Cấm tiếp xúc không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc cần phải được thực hiện bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3 hình thức đề nghị thực hiện quyết định cấm tiếp xúc

Dự thảo đề xuất hình thức đề nghị thực hiện quyết định cấm tiếp xúc gồm:

1. Gửi giấy đề nghị hoặc gửi thư điện tử hoặc fax.

2. Gọi điện đến số điện thoại quốc gia hoặc số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban nhân dân xã.

3. Trực tiếp đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trình tự thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị

Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấm tiếp xúc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khi nhận được đề nghị cấm tiếp xúc phải tổ chức ngay việc xác minh thông tin để bổ sung chứng cứ ra quyết định; thực hiện bảo vệ người bị bạo lực gia đình trong quá trình xác minh thông tin.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị quy định phải hoàn thành việc xác minh thông tin và quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.

Việc giám sát thực hiện cấm tiếp xúc theo quy định tại Điều 27 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có trách nhiệm xử lý người có hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.

Nơi ở cho người thực hiện quyết định cấm tiếp xúc

Người bị bạo lực gia đình được lựa chọn chỗ ở khi thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

a) Trường hợp người bị bạo lực gia đình lựa chọn chỗ ở là chỗ ở chung của người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải ra khỏi chỗ ở cho đến khi quyết định được hủy bỏ.

b) Trường hợp người bị bạo lực gia đình không có lựa chọn chỗ ở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bố trí chỗ ở an toàn cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em, người cao tuổi (đi theo) trong thời gian quyết định cấm tiếp xúc.

Chi phí ăn, ở và sinh hoạt cho người bị bạo lực gia đình và người đi theo do người có hành vi bạo lực gia đình phải chi trả, trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không có khả năng chi trả cho người bị bạo lực gia đình và người đi kèm theo quy định thì Nhà nước xem xét hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này hoặc pháp luật có liên quan.

Người có hành vi bạo lực gia đình khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ra khỏi chỗ ở hợp pháp trong thời gian thực hiện quyết định phải tự túc về chỗ ở, trường hợp không có khả năng tự túc được chỗ ở thì được Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho mượn nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng phải tự chi trả các chi phí trong thời gian lưu trú.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Hoa Hạ