• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Áp dụng pháp luật với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

26/06/2014 15:51
Ảnh minh họa
Bộ Tư pháp đề xuất dành phần thứ năm của dự thảo để quy định về áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gồm 15 điều (từ 671 – 685) quy định phạm vi áp dụng, nguyên tắc xác định và áp dụng pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài về năng lực chủ thể của cá nhân, pháp nhân là người nước ngoài, thừa kế, quyền sở hữu và các vật quyền khác, hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thời hiệu.

Bộ Tư pháp cho biết, so với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, phần này có một số điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản như: Bộ đề xuất đổi tên gọi của phần “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” thành “Áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” để thể hiện rõ nội hàm và phạm vi điều chỉnh của phần thứ năm Bộ luật dân sự (sửa đổi), giải quyết bất cập của cách quy định hiện nay tại Bộ luật dân sự năm 2005.

Đề xuất của Bộ Tư pháp cũng khẳng định rõ vai trò, vị trí của phần này: Các quy phạm xung đột tại phần này phải được áp dụng trước các phần khác của Bộ luật Dân sự để xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Làm rõ mối quan hệ giữa phần thứ năm với các quy phạm xung đột tại pháp luật chuyên ngành.

Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp của nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.

Đồng thời, làm rõ các nguyên tắc xác định và áp dụng pháp luật, trong đó: Khẳng định nguyên tắc các bên được lựa chọn pháp luật áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trừ các trường hợp đã có quy định cụ thể tại phần này hoặc pháp luật chuyên ngành; làm rõ việc lựa chọn pháp luật nước ngoài không đồng nhất với việc pháp luật nước ngoài được đương nhiên áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam bằng các quy định rõ các trường hợp loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài; làm rõ phạm vi pháp luật được chọn (pháp luật của một quốc gia, bao gồm tập quán được pháp luật đó thừa nhận); làm rõ phạm vi dẫn chiếu (dẫn chiếu đến pháp luật nội dung hay có thể dẫn chiếu đến quy phạm xung đột).

Bộ Tư pháp cho biết, phần thứ năm của dự thảo đã hiện đại hóa các quy định phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và chuẩn mực quốc tế về tư pháp quốc tế, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung làm phong phú hơn hệ thuộc xác định pháp luật áp dụng, làm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng các hệ thuộc, đặc biệt làm hệ thuộc luật áp dụng đối với hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các hệ thuộc liên quan đến nhân thân theo hướng tiếp thu có chọn lọc các tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn