• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bắc Giang: Bảo đảm công tác giao rừng phù hợp với tình hình thực tế

(Chinhphu.vn) - Thực hiện việc thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017, tính đến nay tỉnh Bắc Giang đã cơ bản thực hiện xong công tác giao rừng, cho thuê rừng và đạt được một số kết quả tích cực.

23/05/2024 08:09
Bắc Giang: Bảo đảm công tác giao rừng phù hợp với tình hình thực tế- Ảnh 1.

Thời gian qua tỉnh Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành công tác giao rừng, cho thuê rừng... theo Luật Lâm nghiệp năm 2017. Ảnh: VGP/TT

Tính đến 31/21/2023, Bắc Giang đã thực hiện giao rừng, cho thuê rừng 157.124/161.177 ha rừng cho các chủ rừng; còn 4.053 ha rừng chưa giao, hiện do UBND các xã đang quản lý. Cơ bản diện tích đã giao và cho thuê rừng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định

Sở NN&PTNT Bắc Giang đã tham mưu trình tự, thủ tục hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng đồng bộ với giao đất, cho thuê đất. Đến nay UBND tỉnh ban hành quyết định: Thu hồi đất, thu hồi rừng đối với diện tích 646,36 ha do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Mai Sơn quản lý, giao đất, rừng cho Ban quản lý (BQL) bảo tồn Tây Yên Tử quản lý tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam; thu hồi 153,7 ha đất và rừng do UBND xã Sơn Hải quản lý bàn giao cho BQL rừng phòng hộ Cấm Sơn; cho Công ty CPTM Bắc Giang thuê 18,94 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên để thực hiện dự án Đầu tư trồng rừng và sử dụng rừng bền vững tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.

Đối với công tác chuyển loại rừng, thực hiện quy hoạch lâm nghiệp được tích hợp trong quy hoạch tỉnh Bắc Giang đã được phê duyệt, Sở NN& PTNT tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện trình tự thủ tục chuyển loại rừng; tham mưu HĐND tỉnh ban hành 4 Nghị quyết về chuyển loại rừng; UBND tỉnh ban hành 4 Quyết định chuyển loại rừng. 

Đến nay, tỉnh đã thực hiện chuyển loại rừng từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất được 872,28 ha; chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng được 646,36 ha; chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ 242,0 ha.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2019-2023 tỉnh Bắc Giang có 100 dự án có chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, với tổng diện tích chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là 742,9 ha. Diện tích rừng được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; khai thác khoáng sản; an ninh, quốc phòng; xây dựng khu công nghiệp; kinh doanh du lịch, dịch vụ...

Bắc Giang: Bảo đảm công tác giao rừng phù hợp với tình hình thực tế- Ảnh 2.

Bắc Giang đã thực hiện công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phù hợp với tình hình thực tế. Ảnh: VGP/TT

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017, nhưng công tác lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Việc chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ đối với diện tích thuộc BQL rừng phòng hộ Cấm Sơn, UBND huyện Việt Yên, UBND huyện Yên Thế đã phù hợp với quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030 đã được phê duyệt tại Quyết định 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022. 

Tuy nhiên, đối với diện tích rừng sản xuất tại xã Tiên Sơn, Minh Đức huyện Việt Yên và xã Xuân Lương huyện Yên Thế, qua nắm bắt tại địa phương, hầu hết diện tích rừng trên đã giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ; việc chuyển từ loại rừng sản xuất sang rừng phòng hộ gặp rất nhiều khó khăn do nhiều hộ dân không đồng tình, yêu cầu được hỗ trợ kinh phí. 

Đối với diện tích rừng thuộc Công ty TNHH hai thành viên lâm nghiệp Yên Thế, diện tích thuộc quy hoạch chuyển loại rừng, nhiều năm trước công ty đã hợp đồng với nhân dân trồng rừng theo hình thức chia sản phẩm sau khi khác thác rừng trồng. Theo quy định tại Điều 39, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp thì chủ rừng có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng, như vậy, nếu không có sự đồng ý của chủ rừng, việc thực hiện chuyển loại rừng đối với diện tích nêu trên là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trồng rừng thay thế cũng còn những tồn tại. Diện tích đất trống thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn ít, manh mún, đi lại khó khăn, có nhiều diện tích không thể trồng rừng, trong khi hàng năm số dự án phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác khá nhiều, dẫn đến khả năng triển khai hoàn thành diện tích trồng rừng thay thế rất khó khăn. 

Ngoài ra, do diện tích chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác lớn trong khi kết quả rà soát, đăng ký trồng rừng hàng năm rất nhỏ, không đủ số lượng diện tích đã chuyển mục đích sử dụng. Điển hình như năm 2022 trồng 63,8 ha; năm 2023 trồng 31,4 ha, dẫn đến số tiền trồng rừng thay thế tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh rất lớn khoảng gần 30 tỷ đồng.

Qua thực tế triển khai, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ nghiên cứu đề nghị các cơ quan liên quan bổ sung quy định về sở hữu rừng đối với rừng phòng hộ là rừng trồng do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư; quy định khai thác đối với lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng...

Thiện Tâm