• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bậc lương và chế độ nâng lương đối với lái xe

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Văn Phong (phongtc1203@...) hỏi: Nghề lái xe ô tô trong doanh nghiệp Nhà nước được phân chia làm mấy bậc? Thời gian thi nâng bậc được quy định như thế nào?

10/05/2013 09:02

Vấn đề ông Phong hỏi, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Bậc lương, hệ số lương

Việc phân chia bậc, hệ số lương đối với nghề lái xe ô tô, được quy định tại Mục B.12 Bảng lương công nhân lái xe, ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước, như sau:

Nhóm xe

Hệ số, mức lương

 

Bậc I

Bậc II

Bậc III

Bậc IV

1. Xe con, xe tắc xi, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới 20 ghế

 

 

 

 

- Hệ số

2.18

2.57

3.05

3.60

2. Xe tải, xe cẩu từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế

 

 

 

 

- Hệ số

2.35

2.76

3.25

3.82

3. Xe tải, xe cẩu từ 7,5 tấn đến dưới 16,5 tấn, xe khách từ 40 ghế đến dưới 60 ghế

 

 

 

 

- Hệ số

2.51

2.94

3.44

4.05

4. Xe tải, xe cẩu từ 16,5 tấn đến dưới 25 tấn, xe khách từ 60 ghế đến dưới 80 ghế

 

 

 

 

- Hệ số

2.66

3.11

3.64

4.20

5. Xe tải, xe cẩu từ 25 tấn đến dưới 40 tấn, xe khách từ 80 ghế trở lên

 

 

 

 

- Hệ số

2.99

3.50

4.11

4.82

6. Xe tải, xe cẩu từ 40 tấn trở lên

 

 

 

 

- Hệ số

3.20

3.75

4.39

5.15

Điều kiện xét nâng bậc lương

Mục 4 Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2008 sửa đổi khoản 1, Mục VI Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chế độ nâng bậc lương trong các công ty Nhà nước như sau:

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động làm việc trong công ty;

Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty;

Điều kiện xét để nâng bậc lương hằng năm như sau:

- Phải thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết;

- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của công ty;

- Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

Quy định về thời gian thi nâng bậc lương

Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó.

Theo đó, nghề lái xe ô tô có 4 bậc. Đối với công nhân lái xe con, xe tắc xi, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới 20 ghế có hệ số lương bậc 1 khởi điểm bằng 2,18 (thấp hơn 2,34) phải có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm mới được tham gia thi nâng bậc thường xuyên.

Đối với công nhân lái xe tải, xe cẩu từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế; Xe tải, xe cẩu từ 7,5 tấn đến dưới 16,5 tấn, xe khách từ 40 ghế đến dưới 60 ghế; Xe tải, xe cẩu từ 16,5 tấn đến dưới 25 tấn, xe khách từ 60 ghế đến dưới 80 ghế; Xe tải, xe cẩu từ 25 tấn đến dưới 40 tấn, xe khách từ 80 ghế trở lên; Xe tải, xe cẩu từ 40 tấn trở lên; do công nhân lái các nhóm xe ô tô này có hệ số lương khởi điểm bậc 1 cao hơn 2,34, nên phải có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 3 năm mới được tham gia thi nâng bậc thường xuyên.

Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ nâng bậc lương trong các công ty Nhà nước nêu trên, cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tự xây dựng, ban hành quy chế tiền lương, đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội áp dụng theo thang lương, bảng lương, chế độ nâng bậc lương do Nhà nước quy định.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin liên quan:

- Giải đáp về chuyển xếp lương và nâng bậc

- Xếp lương khi chuyển ngạch

- Hướng dẫn tính thời gian xét nâng lương

- Quy định về nâng ngạch lương với người lao động

- Điều kiện nâng và rút ngắn thời hạn nâng lương

- Thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên