• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bài 3: Già làng A Blong - 'cây kơ nia' bất khuất giữa đại ngàn Tây Nguyên

(Chinhphu.vn) - Được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum giới thiệu, chúng tôi đến gặp già làng A Blong, một trong những đảng viên xuất sắc tiêu biểu về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vùng biên giới.

23/08/2022 13:52
Tiếp theo và hết: Già làng A Blong – 'bóng cây kơ nia' bất khuất giữa đại ngàn Tây Nguyên - Ảnh 1.

Già làng A Blong (giữa) và cán bộ biên phòng Đồn Biên phòng Mô Rai trao đổi về công tác bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới - Ảnh: VGP/Trọng Sáng

Già làng A Blong, 70 tuổi, là người dân tộc Rơ Măm, làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Từng là giáo viên 14 năm đứng trên bục giảng, ông được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mô Rai (nay là Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt). Năm 2009, ông nghỉ hưu. 

Suốt 32 năm gắn bó với mái trường, với học trò, điều mà ông mong muốn nhất là con em đồng bào mình được học tập và học giỏi, được tiếp cận với khoa học kỹ thuật để sau này có thể làm giàu trên chính quê hương mình. Trong số các học trò của ông, có nhiều người đã là giáo viên, bác sĩ và đang làm việc tại Mô Rai.

Sau khi nghỉ hưu, được sự tín nhiệm của người dân làng Le, ông tiếp tục được bầu làm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn rồi già làng từ năm 2014 đến nay.

"Lá chắn thép" trong đấu tranh phòng chống tội phạm vùng biên

Là một đảng viên, già làng A Blong luôn ý thức và gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành, đồng thời tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Già làng A Blong hiểu rõ địa bàn Mô Rai giáp ranh với Campuchia, diện tích rộng, người lại thưa, núi rừng hiểm trở nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự cũng như có đối tượng lợi dụng để lôi kéo xúi giục người dân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Hiểu rõ điều này, già làng A Blong luôn dành ưu tiên phối hợp với lực lượng biên phòng tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không bao che, tiếp tay cho hoạt động tội phạm. 

Già làng A Blong thường xuyên bám địa bàn "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vận động đồng bào dân tộc Rơ Măm xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, cũng như đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Tuyên truyền cho bà con không tin, không nghe, không làm theo những luận điệu lôi kéo, ép buộc, kích động của kẻ xấu chống phá Đảng và Nhà nước.

Để bảo vệ bản làng, già A Blong còn có sáng kiến thành lập tổ tự quản gồm dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, công an thôn, hội viên người cao tuổi... chia ca đi tuần đêm nhằm gìn giữ an ninh, trật tự; thành lập tổ kiểm tra, kiểm soát đường biên giới và cột mốc biên giới. 

Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, già làng A Blong đã phối hợp với chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng Mô Rai tuyên truyền cho bà con thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, ngăn ngừa các đối tượng vượt biên trái phép, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây dịch.

Tiếp theo và hết: Già làng A Blong – 'bóng cây kơ nia' bất khuất giữa đại ngàn Tây Nguyên - Ảnh 2.

Già làng A Blong gìn giữ và bảo tồn khu vườn đặc biệt với các loại gỗ quý như trắc, cà te, hương - Ảnh: VGP/Trọng Sáng

Già A Blong cũng vận động 4 hộ dân đăng ký tham gia tự quản đoạn đường biên giới dài 4,2 km, từ mốc giới số 10 đến mốc giới số 11 thuộc Đồn Biên phòng Mô Rai quản lý theo phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Thiếu tá Hồ Hữu Ngạn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mô Rai cho biết già làng A Blong đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị, phối hợp với bộ đội biên phòng làm tốt công tác hòa giải, bài trừ tệ nạn xã hội; tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng làng Le, xã Mô Rai thành "lá chắn" hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm.

Gương mẫu đi đầu thực hiện các mô hình sản xuất

Ngoài công tác gìn giữ an ninh trật tự, già làng A Blong cùng với gia đình luôn nỗ lực phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất. Gia đình già luôn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao so với các loại giống cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác truyền thống trước đây của bà con.

Hiện nay, gia đình già A BLong có 3 ha cao su đang cho mủ, 2 ha điều, 1 ha bời lời, cùng với nhiều diện tích lúa nước, ao thả cả. Gia đình còn chăn nuôi thêm đàn trâu, đàn gà mỗi năm thu nhập từ 200-250 triệu đồng. Gia đình già làng A Blong gìn giữ và chăm sóc khu vườn đặc biệt với gần 40 cây gỗ trắc, cà te, hương, có đường kính từ 30 cm đến 50 cm. Đây là những loại gỗ quý, hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam cần được gìn giữ, bảo vệ và nhân giống.

Tiếp theo và hết: Già làng A Blong – 'bóng cây kơ nia' bất khuất giữa đại ngàn Tây Nguyên - Ảnh 3.

Với người dân Mô Rai, nhất là bà con dân tộc Rơ Măm, già làng A Blong là người hết sức gần gũi và thân thương - Ảnh: VGP/Trọng Sáng

Từ các mô hình sản xuất của già A Blong, bà con làng Le đã học hỏi kinh nghiệm, làm theo để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Cũng nhờ đó, đời sống bà con dần ổn định, đã định canh, định cư và ra sức cải tạo vườn tạp, đất trống, đồi núi trọc để tăng diện tích cây trồng cũng như tích cực bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, già làng A Blong còn vận động người Rơ Măm lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất liên quan đến vòng đời của cây lúa rẫy là chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới.

Với người dân Mô Rai, nhất là với bà con dân tộc Rơ Măm, già làng A Blong như "cây kơ nia", vừa thân thương, gần gũi vừa kiên cường, bất khuất tỏa bóng chở che sự bình yên cho dân bản giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Trọng Sáng-Thế Phong