• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bài 3: Xây dựng khung pháp lý và phối hợp để thu đủ thuế từ thương mại điện tử

(Chinhphu.vn) – Muốn quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) hiệu quả, ngành thuế phải tăng cường liên kết phối hợp với các đơn vị khác như ngành công thương, ngân hàng... Ngoài hoàn thiện khung pháp lý thì công nghệ, điện tử hóa trong thu thuế phải mạnh, không thể chỉ dựa vào phương thức, nghiệp vụ thủ công truyền thống.

01/07/2022 08:48
Bài 3: Xây dựng khung pháp lý và phối hợp để thu đủ thuế từ thương mại điện tử - Ảnh 1.

Ngoài hoàn thiện khung pháp lý thì công nghệ, điện tử hóa trong thu thuế phải mạnh, không thể chỉ dựa vào phương thức, nghiệp vụ thủ công truyền thống

Bước chuyển mình đáng kể dù... còn độ trễ

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT là lĩnh vực rất mới, không chỉ với Việt Nam mà còn với không ít nước phát triển. Nhiều quốc gia phát triển vẫn gặp khó khăn, lúng túng trong việc quản lý thuế đối với các nền tảng công nghệ lớn hay các sàn TMĐT.

Hệ thống thuế nói riêng cũng như quản lý công nói chung vẫn có độ trễ nhất định. Cần thẳng thắn nhìn nhận các công cụ quản lý thường không theo kịp hoặc đi sau sự phát triển của thị trường, bao gồm cả hoạt động thu thuế TMĐT.

Thời gian gần đây, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và nỗ lực của ngành thuế, hoạt động thu thuế TMĐT dần vào nề nếp. Các văn bản, cơ chế chính sách về thuế với TMĐT, việc quản lý người mua, bán trên các sàn, các nền tảng công nghệ đang dần được hoàn thiện.

Khẳng định về những bước tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh dẫn chứng, mức thu thuế TMĐT tăng đáng kể, số thu đã tăng từ 5, 7 lần thời gian trước đây.  

Theo số liệu của Tổng cục Thuế về quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, số thu từ hoạt động này thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay đạt 5.432 tỷ đồng (số liệu lũy kế đến ngày 29/06/2022), tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ/năm. Trong giai đoạn từ 2018 đến nay, năm 2021 có số thu lớn nhất với 1.591 tỷ đồng, số thu các năm còn lại cụ thể như sau: Năm 2018 là 770 tỷ đồng; năm 2019 là 1.167 tỷ đồng; năm 2020 là 1.143 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2022 có số thu đạt gần 760 tỷ đồng, bằng 48% số thu năm 2021.

"Như vậy số thu tăng rất nhanh trong 4 năm, đây là bước chuyển mình nhanh chóng của cơ quan thuế", chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Đặc biệt trong khoảng đầu năm 2022, các công cụ như dịch vụ thuế điện tử eTax, hay eTax mobile giúp cho việc thu nộp thuế thuận lợi, tiện dụng hơn.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng, với hệ thống công nghệ thông tin ngày càng được hiện đại hóa, thì quản lý thuế với TMĐT ngày càng chặt chẽ, đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế kê khai và nộp thuế đầy đủ.

Thêm công cụ phối hợp, tăng cường hiện đại hóa

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng thẳng thắn chỉ ra một vấn đề là hoạt động kinh doanh TMĐT rất đa dạng, một chủ thể, đối tượng nộp thuế có thể có nhiều tài khoản ở các nơi, với nhiều nội dung, nguồn thu khác nhau. Do đó, muốn quản lý thuế lĩnh vực này hiệu quả, không cách nào khác ngành thuế phải tăng cường liên kết phối hợp với các đơn vị khác như ngành công thương, ngân hàng... Ngoài hoàn thiện khung pháp lý thì công nghệ, điện tử hóa phải mạnh, không thể chỉ dựa vào phương thức, nghiệp vụ thủ công truyền thống.

Thực tế, xác định để thu thuế TMĐT không chỉ dựa vào nguồn lực chỉ của ngành thuế, thời gian qua Bộ Tài chính đã làm việc, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Trong đó, phối hợp với Bộ Công Thương trong để chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối khai thác thông tin, hoàn thiện chính sách pháp luật để quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để khai thác, truyền nhận, kết nối thông tin doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới; danh sách cá nhân có phát sinh doanh thu từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; doanh nghiệp trong nước có hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và sử dụng tài nguyên kho số. 

Bộ Tài chính cũng phối hợp với Bộ Công An để đề xuất phối hợp thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế. Ngoài ra, Bộ hợp tác với Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo Thỏa thuận phối hợp công tác để triển khai các quy định về phối hợp giữa 2 cơ quan đã được quy định trong Luật Quản lý thuế.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) cho hay, trong thời gian tới sẽ hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến. Có thể các sàn sẽ cần phát huy hiệu quả hơn ở vai trò cung cấp thông tin cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Đồng thời, bà Nguyễn Thị Lan Anh cho biết, sẽ có một số nội dung sửa đổi, bổ sung đối với văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để đảm bảo căn cứ pháp lý thống nhất và đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý đối với hoạt động TMĐT.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (nhà cung cấp nước ngoài, sàn TMĐT,...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động TMĐT.

Tổng cục Thuế đang nghiên cứu một số ý kiến đề xuất giúp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, điển hình như ý kiến đề xuất thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) tại nguồn đối với các giao dịch TMĐT. Cụ thể, sẽ tách trừ trực tiếp thuế GTGT trên dòng tiền thanh toán thành 2 phần: một phần là tiền thuế GTGT sẽ được chuyển về tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở tại kho bạc, phần còn lại chuyển cho người bán.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, để thực hiện được giải pháp này cần củng cố cơ sở pháp lý như sửa đổi Luật thuế GTGT, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, trong thời gian chưa sửa đổi các quy định pháp luật về thuế để có thể thực hiện khấu trừ thuế GTGT, khai thuế, nộp thuế tại nguồn thì sẽ triển khai xây dựng Hệ thống thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu lớn, áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để thu thập thông tin của các tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn TMĐT và các giao dịch thanh toán đối với dịch vụ số xuyên biên giới ngay khi phát sinh giao dịch để quản lý thuế kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Lan Anh cho hay: Sẽ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề đối với hoạt động TMĐT, trong đó tập trung vào nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam và một số chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi, kết nối thông tin và hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác quản lý TMĐT.

Huy Thắng