• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ban hành 18 văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2022

(Chinhphu.vn) - Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 1/2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 17 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

25/02/2022 14:51
Ban hành 18 văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2022 - Ảnh 1.

Miễn, giảm thuế góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong đó, Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.

Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Nghị định quy định cụ thể về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện hoặc đã kết thúc; phân định thẩm quyền đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ (LPTB). Trong đó, Nghị định làm rõ quy định mức thu LPTB đối với xe con pick-up như ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống để đảm bảo phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 và Tiêu chuẩn Việt Nam sửa đổi 2:2010 TCVN 7271:2003 về Phương tiện giao thông đường bộ-ô tô-phân loại theo mục đích sử dụng và quy định của pháp luật về đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ.

Bổ sung quy định về mức thu LPTB đối với ô tô điện chạy pin nhằm góp phần ngăn chặn tác động đến môi trường do xe chạy xăng, dầu gây ra, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tận dụng thời cơ cung ứng xe ô tô điện chạy pin đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam cũng như khu vực, quốc tế và kích thích người tiêu dùng sử dụng ô tô điện chạy pin, đồng thời tránh áp lực cho cân đối ngân sách nhà nước, cụ thể: Trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: nộp LPTB lần đầu với mức thu là 0%; Trong vòng 2 năm tiếp theo: nộp LPTB lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị định quy định cụ thể các nội dung chính sách đã được Quốc hội quyết định, vì vậy phạm vi tác động từ các giải pháp hỗ trợ quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nằm trong nội dung đã báo cáo Quốc hội khi trình Nghị quyết, theo đó dự kiến sẽ có tác động giảm thu NSNN của năm 2022 khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng (trong đó chính sách giảm thuế GTGT là khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng; thực hiện chi phí được trừ đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 là khoảng 2 nghìn tỷ đồng).

Số tiền thuế được hỗ trợ này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, trong đó, với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, so với quy định cũ, tăng mức phạt tối đa 01 tỷ đồng đối với một số hành vi vi phạm của chủ đầu tư liên quan việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án vi phạm trình tự thủ tục quy định; huy động vốn không đúng quy định; bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng hoặc đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa đảm bảo kết nối với hạ tầng chung của khu vực...

Về lĩnh vực nhà ở, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP bổ sung 23/26 hành vi vi phạm còn thiếu và tăng mức xử phạt với mức xử phạt tối đa số tiền là 300.000.000 đồng/1hành vi. Ngoài việc xử phạt bằng tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm hoặc buộc hoàn trả lại chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khoản tiền chênh lệch (nếu có) do tính sai diện tích….

Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Việc ban hành Quyết định nhằm xác định được các lĩnh vực và cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thực hiện kiểm kê khí nhà kính; góp phần thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đặc biệt là Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thoả thuận Paris.